Cách phòng và trị bệnh cho kì đà

Phòng và chữa bệnh cho kỳ đà là việc làm cần thiết nhưng vì mới bắt tay vào thuần dưỡng chưa lâu nên những bệnh mà kỳ đà mắc phải hiện chúng ta chưa tìm biết được nhiều. Có điều đáng mừng là loài bò sát này có sức đề kháng cao nên ít bị bệnh.

Cách phòng và trị bệnh cho kì đà - tr13t

Mặt khác, hiện nay cũng chưa có thuốc đặc trị các bệnh mà kỳ đà thường gặp, nên việc phòng bệnh được coi là biện pháp tốt nhất và cần áp dụng ngay hơn là chờ bệnh đến rồi mới lo chữa trị.

Phòng bệnh cho kỳ đà bằng cách thường xuyên giữ gìn chuồng nuôi cho sạch sẽ. Nền chuồng phải được dội rửa sạch, tẩy uế nếu cần sau mỗi bữa ăn. Chuồng phải mát mẻ, không bị nắng trực xạ. Thức ăn phải sạch sẽ, cho ăn đúng giờ, đúng bữa và no đủ.

Ngoài ra, chung quanh khu vực chuồng nuôi cũng phải giữ sạch sẽ thường xuyên, phải khai thông mương rãnh thoát nước theo đúng định kỳ để tránh úng ngập.

Nhờ có sức đề kháng cao nên kỳ đà ít bệnh hơn các giống thú khác. Chúng thường mắc phải các bệnh sau đây:

Bệnh đẹn:

Bệnh đẹn chỉ xảy ra cho kỳ đà còn nhỏ dưới ba tháng tuổi. Con vật bị bệnh thường ủ rũ, lười vận động và có thể bỏ ăn. Nếu không trị bệnh kịp thời con vật bị bệnh sẽ chết. Khi chẩn đoán ta thấy ở quanh vành mép hoặc trong xoang miệng có nổi lên một số mụt nhỏ khiến con vật bị nhức nhối, đau đớn.

Bệnh đẹn chưa có thuốc đặc trị. Nên dùng bông gòn quấn vào đầu một cái que nhỏ rồi nhúng vào nước muối pha loãng hoặc nước chanh rồi rơ qua rơ lại nhiều lần trên khu vực có mụt để sát trùng. Sau đó cho uống trụ sinh như Terramycin, Streptomycin với liều lượng nhẹ hy vọng sẽ chóng lành.

Việc cho kỳ đà nhỏ uống thuốc khá dễ dàng, một là bơm thuốc thẳng vào miệng, hai là nhót thuốc vào thức ăn rồi ép cho nó nuốt vào.

Bệnh tiêu chảy:

Bệnh tiêu chảy của kỳ đà có nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân thường gặp phải là do thức ăn, nước uống bị thiu thúi, ôi mốc; hoặc không sạch sẽ; Kế đó là thức ăn bị nhiễm khuẩn Escherischia Coli và có thể là do môi trường sống không phà hợp, như quá nóng bức chẳng hạn. .

Con vật bị tiêu chảy mau xuống sức, cơ hồ không muốn cử động. Nên chữa trị ngay bằng cách cho uống thuốc Sulfaguanidine và suốt thời gian điều trị nên cho thức ăn tươi và sạch.

Bệnh ký sinh trùng ngoài da:

Kỳ đà cũng bị con ve sống kí sinh ngoài da để hút máu mà sống.Ve sinh sôi nảy nở rất nhanh không chỉ trên thân kỳ đà mà còn đẻ trứng nỏ con vào các khe kẹt cửa chuồng nuôi nó nữa. Nơi bị ve tụ vào cắn có thẻ gây lở loét. Nên tắm rửa cho kỳ dà hàng ngày, bôi dung dịch violet vào vết lở cho mau lanh. Ngoài ra, còn phải pha dung dịch Dipterex với nồng độ 1% để phun xịt bêrt ngoài chuồng nuôi, hoặc phun xịt thuốc Gentamycine để diệt ruồi và phòng bệnh ngoài da cho kỳ đà khắp mọi nơi trong chuồng nuôi.

Bệnh kỷ sinh trùng đường ruột:

Kỳ đà cũng bị bệnh giun sán như các loài động vật khác. Giun sán có nhiều loại, chúng xâm nhập vào ruột kỳ dà qua thức ăn nước uống có lẫn trứng hoặc ấu trùng giun. Giun sống kí sinh trong ruột hút chất bổ dưỡng để sống và sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều. Nếu số lượng giun sán ít thì con kỳ đà đó sinh ra biếng ăn, lừ đừ mệt mỏi rồi còi cọc, chậm lớn. Còn số lượng giun sán quá nhiều sẽ gây ra chứng tắc ruột khiến con kỳ đà đó bị chết. Khi đoán biết thú nuôi bị bệnh giun, ta nên cho uống thuốc xổ lãi piperazine theo đúng liều lượng, như vậy mới hết giun sán được

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Cách phòng và trị bệnh cho kì đà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *