Chăm sóc cây cao su vào mùa mưa

Cây cao su bắt đầu rụng lá từ tháng 9 đến tháng 12, trong giai đoạn này cây cũng có thu hoạch mủ và phát triển bình thường.

Mùa mưa Tây Nguyên, Tây Bắc do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 4 – 5 với các trận mưa nhỏ rải rác 20 – 50mm, xen kẽ ngày nắng, khi có độ ẩm, cao su thay lá và đồng loạt bật chồi lá non, đó là lúc rễ cao su phát triển để tìm dinh dưỡng, bón thúc phân lúc này rất thích hợp để cao su cho mủ với năng suất cao.

Ở thời kỳ kinh doanh, bên cạnh việc cho thu hoạch mủ cây vẫn sinh trưởng phát triển thân cành tán lá và thay lá rụng đặc biệt từ năm thứ 9 đến năm thứ 12. Tổng lượng cao su khô từ năm thứ 12 đến năm thứ 23 đạt cao nhất có thể đến 3 tấn/ha/năm.

Chăm sóc cây cao su vào mùa mưa - thu hoach cao su2

Để tạo ra mủ và duy trì tăng trưởng cây cao su có nhu cầu dinh dưỡng lớn được lấy từ đất và bổ sung qua con đường phân bón, các yếu tố dinh dưỡng mà cây cần gồm các chất dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P) kali (K) theo tỷ lệ (1 – 0,8 – 2). Từ năm thứ 7 đến năm thứ 22 có thể thay đổi tỷ lệ tùy theo từng loại đất, bên cạnh các chất đa lượng cao su còn cần các chất trung lượng là Magie (MgO), canxi (CaO) theo tỷ lệ khoảng (0,5 – 1) ở một số vùng đất thiếu Mangan (Mn) có thể khắc phục bằng việc bổ sung phân bón chứa Mangan. Thiếu các chất dinh dưỡng trên, sẽ hạn chế năng suất và chất lượng mủ.

Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cây cao su. Để biết được cây cao su trên từng loại đất thừa và thiếu loại dinh dưỡng nào, các nhà khoa học đưa ra các ngưỡng, lấy kết quả từ phân tích dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg trong lá theo mức thừa, cân bằng, thiếu và rất thiếu (%):

– Mức thừa (N>3,74; P>0,26; K>1,5; Ca>0,91; Mg>0,32): Phải ngừng bón phân và xem xét yếu tố liên kết và đối kháng, độc tố trong đất để quyết định công thức phân bón phù hợp.

– Mức cân bằng (N=3,4; P=0,22; K=1,2; Ca=0,7; Mg=0,25): Không cần bón hoặc bón ở mức tối thiểu.

– Mức thấp hơn cân bằng: Là mức thiếu hoặc rất thiếu thì phải bón bổ sung ngay, phần lớn đất cao su hiện nay đang ở mức này.

Phân đa yếu tố Văn ĐIển giúp cây cao su khỏe, nhựa dẻo

Để dễ dàng cho việc sử dụng phân bón theo nhu cầu của cây cao su, Công ty Cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển đã sản xuất loại phân đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên cho cây cao su. Bón loại phân này, cây trồng không những được cung cấp cân đối, đồng thời các chất dinh dưỡng đa lượng đạm, lân, kali mà còn được cung cấp bổ sung thêm các chất trung lượng như canxi, magiê, silíc và các chất vi lượng bo, đồng, côban, molipđen… rất cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón khác không có. Đặc biệt, phân Văn Điển có pH từ 8 – 8,5 nên có tác dụng khử chua (nồng độ pH cao) mà không cần phải bón vôi.

Loại phân bón phân Văn Điển được sử dụng cho cây cao su gồm lân Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: Lân dễ tiêu 16%, chất vôi 30%, chất magie 15%, chất silic 24% và các chất vi lượng.

Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển loại NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng: Đạm 12%, lân dễ tiêu 8%, kali dễ tiêu 12%, vôi 15%, magie 8%, silic 13%, lưu huỳnh 3% và các chất vi lượng kẽm, bo, đồng, mangan; tổng dinh dưỡng cung cấp cho cây cao su lên đến 71%.

Phân bón Văn Điển cân đối tỷ lệ NPK và đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng, đặc biệt canxi chiếm đến 35% giúp cải tạo đất, nâng độ pH thích hợp cho cây phát triển, chất magie chiếm 8 – 15% giúp cây nâng cao hiệu suất quang hợp để tạo mủ, chất silic làm tơi xốp đất cùng các chất vi lượng giúp nâng cao chất lượng của mủ cao su.

Sử dụng phân bón Văn Điển cùng một lần bón cung cấp đầy đủ thỏa mãn tất cả các yếu tố dinh dưỡng mà cây cao su cần. Nhà vườn không phải đầu tư thêm các loại phân bón khác mà vẫn nâng cao hiệu quả kinh tế.

Phương pháp bón phân cho cao su thời kỳ kinh doanh

Được khuyến cáo bón phân Văn Điển hai lần trong năm. Lần thứ nhất bón vào đầu mùa mưa với lượng bón 270 – 350 kg lân Văn Điển + thêm 350 – 400 kg ĐYT NPK 12.8.12. Lần thứ hai bón vào cuối mùa mưa từ 300 – 350 kg đa yếu tố NPK 12.8.12. Phân bón được dải giữa hai hàng cao su theo băng rộng cày lật đất phủ kín phân các vườn cao su có trên 15 năm tuổi thì bón tăng lượng từ 10 – 15%.

Những chân đất kém màu mỡ (hạng 3, 4) thì bón tăng lượng khoảng 10% nữa. Đối với đất có độ dốc trên 15% thì bón vào hệ thống hố giữ màu và vùi lấp kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất.

+ Thực tiễn mấy năm gần đây giá mủ cao su giảm sút nên việc đầu tư phân bón cũng giảm theo nhiều vườn trồng cao su chỉ duy trì dinh dưỡng ở mức thấp nhiều nơi dùng các loại phân đơn, nghiêng về phân đạm hoặc dùng những loại phân NPK thông thường thiếu cơ bản những chất dinh dưỡng trung lượng, vi lượng làm cho cây cao su sinh trưởng phát triển kém dễ nhiễm các loại sâu bệnh gây hại ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh mủ cũng như tuổi thọ của cây.

+ Nhiều nhà vườn trồng cao su ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Bắc sử dụng phân bón Văn Điển cao su phát triển tốt, cây khỏe, lá xanh sáng vỏ thân nhẵn ít mắt cua sần sùi nhanh lành sẹo khi khai thác mủ, năng suất, chất lượng và hiệu quả vượt trội.

Thảo luận cho bài: Chăm sóc cây cao su vào mùa mưa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *