Hiệu quả của mô hình nuôi cá thát lát còm

Cá Thát Lát Còm là loài cá đồng có cơ quan hô hấp phụ thở được khí trời, thích hợp với điều kiện, ao, hồ, ruộng đồng có khả năng chịu được phèn, nên rất dễ nuôi, thịt cá có giá trị dinh dưỡng cao, có chất lượng thịt thơm ngon,  nhất là chả cá Thát Lát Còm rất được các nhà hàng, quán ăn ưa chuộng và một số công ty làm chả để xuất khẩu.

Hiệu quả của mô hình nuôi cá thát lát còm - 55f11cb0b6be3 1 640x374

Anh Đặng Thành Thơm, sinh năm 1982, gia đình có 5 nhân khẩu nhưng chỉ có 3 lao động chính, hiện ngụ tại ấp Bình Hưng, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp có diện tích ao 1.600 m2 chủ yếu ương cá tra giống với tình hình cá tra bị rớt giá không tiêu thụ được nên sau nhiều ngày suy nghĩ là sẽ nuôi con gì cho phù hợp và anh đi tham quan nhiều nơi trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh đặc biệt là ở tỉnh Hậu Giang nơi xuất phát đầu tiên của nghề nuôi cá thát lát còm, anh được bà con nơi đây hướng dẫn tham quan các ao nuôi và chỉ dẫn kỹ thuật nuôi anh thấy không khó nuôi hơn việc ương cá tra giống ở quê mình mà cá thịt còn được tiêu thụ dễ dàng, trong khi cá tra còn đầy ao mà không bán được.

Tiến hành cải tạo trước khi thả nuôi khoảng 10 ngày, gồm các bước sau: Tát cạn, vét bùn đáy ao, bón vôi với liều lượng 9kg/100m2, phơi ao 2 ngày, sau đó lấy nước vào ao qua lưới lọc với độ sâu khoảng 2m, tiếp đến diệt khuẩn và ký sinh trong nước bằng dung dịch vime-protex với liều lượng 1 lít/2000 m3 và  gây màu nước ao, khi nước có màu đọt chuối non thì tiến hành thả cá. Lượng giống thả là 16.000 con, kích cỡ con giống dài từ 09 cm đến 11 cm.

Tháng thứ nhất: Thay nước 1 lần do lượng thức ăn và chất thảy của cá ra môi trường nước ít, lượng nước thay khoảng 30% lượng nước ao.

Tháng thứ 2 đến thu hoạch: Định kỳ 15 ngày thay lần, lượng nước thay khoảng 30% lượng nước ao.

Định kỳ 15 ngày diệt trùng nước 1 lần bằng Vime-Protex với liều lượng 1 lít/1.500 m3 nước.

Chăm sóc và cho ăn: Cho cá ăn 2 lần/ ngày, cho ăn vào lúc sáng sớm và chiều mát và lượng thức ăn tập trung chủ yếu vào lúc chiều mát chiếm khoảng 70% do cá có tập tính bắt mồi vào ban đêm. Thức ăn được cho vào sàn ăn để dễ theo dõi khả năng bắt mồi của cá và điều chỉnh lượng thưc ăn cho phù hợp.

Do tập tính cá thát lát còm ăn thức ăn tươi sống nên để đảm bảo cá lúc nào cũng có thức ăn đầy đủ phòng ngừa những lúc cá tạp và cá biển không có hoặc giá quá cao thì cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, nên từ lúc mới thả con giống anh đã trộn thức ăn công nghiệp vào với tỉ lệ 60 – 70% cá  + 30 – 40% thức ăn công nghiệp.

Sau thời gian nuôi 5 tháng ước thu hoạch như sau:

Stt Loại chi phí ĐVT Số lượng Giá (đồng) Thành tiền(đồng)
1 Chi phí cải tạo ao (xăng dầu, vôi,..) và dụng cụ ương (giai, cây) 1.500.000
2 Con giống con 16.000 2.800 44.800.000
3 Thức ăn công nghiệp kg 1.220 14.600 17.812.000
4 Thức ăn tươi sống kg 2.587 7.000 18.109.000
5 Vitamine, khoáng, hóa chất 1.350.000
6 Chi phí khác 793.000
Tổng chi       84.364.000
7 Sản lượng kg 1.960
Tổng thu kg 1.960 55.000 107.800.000
Lợi nhuận       23.436.000

Anh cho biết năng suất thấp lợi nhuận không cao là do anh chuyển đổi thức ăn sớm cá chưa quen nên tỉ lệ sống chỉ đạt 47% còn lại 7.000 con, và giá con giống quá cao nếu tính tổng chi phí thì con giống chiếm trên 50%, hiện nay thương lái mua với giá 55.000đ/kg, nhưng anh chưa bán, vì anh theo dõi giá cả thị trường có thể tăng lên từ 60 – 70.000 đ/kg. Theo anh Thơm đây cũng là bước thành công đầu tiên để tiến đến nhân rộng cho nhiều bà con cùng nuôi để ổn định cuộc sống tăng thu nhập đối với những hộ cò diện tích ao nhỏ không phù hợp với việc ương cá tra giống nhiều rủi ro như hiện nay.

Nguồn: nghenong.com

Thảo luận cho bài: Hiệu quả của mô hình nuôi cá thát lát còm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *