Site icon Nuoitrong123

Khuyến cáo nuôi tôm nước lợ năm 2016 các tỉnh Nam bộ

Ngày 25/2/2016 tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Thủy sản tổ chức Hội nghị giao ban Triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2016 các tỉnh Nam bộ. Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản chủ trì.

Khuyến cáo nuôi tôm nước lợ năm 2016 các tỉnh Nam bộ - khuyen cao ky thuat dau vu nuoi tom tham canh ban tham canh phan 2 phan cuoi 1459532976

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2015, diện tích thả nuôi tôm của cả nước đạt 678.750 ha, bằng 100,8% so với cùng kỳ 2014; trong đó diện tích nuôi tôm sú là 593.100 ha, tôm thẻ chân trắng 85.604 ha. Sản lượng thu hoạch đạt 618,731 tấn; trong đó sản lượng tôm sú 268,075 tấn), tôm thẻ chân trắng 350,693 tấn. ĐBSCL chiếm 72,1% diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, tương đương 72,7% sản lượng; tôm sú chiếm 94% về diện tích, tương đương 94,2% sản lượng.

Năm 2016, do hạn hán độ mặn cao nên diện tích thả nuôi 2 tháng đầu năm đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015, bà con đang chờ điều kiện thích hợp sẽ tiến hành thả giống.

Để chuẩn bị tốt cho vụ nuôi tôm 2016, các địa phương cần rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; Tuân thủ điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng, tiêu thụ và chế biến. Tiếp tục kiểm tra, truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại các nước xuất khẩu vào Việt Nam; Các địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ điều kiện và chất lượng tôm giống của các cơ sở sản xuất, kể cả tôm giống lưu thông trên thị trường. Phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung sử dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, giảm thiểu tối đa việc xả thải gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Bám sát lịch thời vụ, lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; thực hiện gièo giống (20 – 30 ngày) trước khi thả; thả giống ở thời điểm nhiệt độ nước dưới 300 C (sáng sớm hoặc chiều mát); mật độ nuôi hợp lý (tôm thẻ chân trắng 40 – 60 con/m2; tôm sú 10 – 15 con/m2). Độ mặn khi thả tôm giống tốt nhất là từ 15 – 20‰; Tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học trong quản lý nước, không sử dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh.

Về phòng trị bệnh:

Đẩy mạnh công tác quan trắc cảnh báo môi trường, phòng trừ dịch bệnh, thực hiện tốt 3 không: không dấu dịch; không xả nước thải chưa qua sử lý ra môi trường; xử lý tôm chết, tôm bệnh đúng quy định.

Về thức ăn và chất xử lý cải tạo môi trường:

Tổ chức giám sát chất lượng thức ăn từ khâu sản xuất đến sử dụng tại cơ sở nuôi, kể cả thức ăn nhập khẩu; Tăng cường kiểm tra phân tích mẫu (thức ăn và chất xử lý cải tạo môi trường…) để loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm không có trong danh mục và xử lý nghiêm theo quy định, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những cơ sở sản xuất và bán sản phẩm gian dối gây thiệt hại cho người dùng.

Về khoa học công nghệ và khuyến ngư:

Tiếp tục nghiên cứu để có biện pháp phòng trị hữu hiệu bệnh mới phát sinh như bệnh vi bào tử trùng; hệ số sử dụng thức ăn phù hợp, chất lượng con giống…Xây dựng mô hình phát triển tôm lúa, tôm rừng, áp dụng rộng rãi Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP, đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị đạt hiệu quả cao và bền vững…

Nguồn: nghenong.com

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version