Cây na còn có tên khác là mãng cầu, sa lê, phan lệ chi, tên khoa học là Anona squamosa L. thuộc họ Na (Anonaceae), có nguồn gốc á nhiệt đới, được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, châu Úc, châu Phi
1. Đặc tính và yêu cầu ngoại cảnh
2. Kỹ thuật trồng trọt
2.1. Nhân giống – Gieo hạt:
– Phương pháp ghép: Ghép mắt và ghép cành đều được. Gốc ghép dùng cây gieo bằng hạt của nó, hay dùng cây bình bát, cây nê… Khi đường kính cây đạt 8 – 10 mm là ghép được. Mắt ghép lấy trên các cành đã rụng lá. Nếu gỗ đủ già mà lá chưa rụng thì cắt phiến lá để lại cuống, 2 tuần sau cuống sẽ rụng và có thể lấy mắt để ghép. 2.2. Trồng
– Thời vụ trồng: Hàng năm trồng 2 vụ, vụ xuân tháng 2 – 3, vụ thu tháng 8 – 9. Ở miền Nam vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5).
– Hố trồng được đào rộng khoảng 0,5 m, sâu 0,5 m với khoảng cách 2 x 3 m, mật độ tương ứng 1.400 – 1.600 cây/ha, trung bình là 1.500 cây/ha. Có thể trồng xen vào chỗ trống trong vườn đã có cây ăn quả lâu năm.
3. Bón phân cho cây na
3.1. Bón lót
Hố được đào trước khi trồng 2 – 3 tháng. Phân hữu cơ hoai mục: thường bón 20 – 30 kg/hố, tương ứng 30 – 45 tấn/ha. Bón 0,3 – 0,4 kg NPK-S*M1 5.10.3-8/hố, tương ứng 500 – 600 kg/ha. Nếu đất chua bón mỗi hố 0,5 kg vôi bột, tương ứng 750 kg/ha. Tất cả trộn với đất mặt, bỏ vào hố ủ 2 – 3 tháng mới đặt bầu.
3.2. Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản
(1 – 3 năm tuổi) – Trong 1 – 3 năm đầu, hàng năm bón 4 đợt, mỗi đợt cách nhau 3 tháng, thường bón vào tháng 2 – 3, 5 – 6, 8 – 9, 10 – 11. Nếu trời không mưa cần tưới đủ ẩm. Bón cách gốc 40 – 50 cm theo 4 hốc đối xứng (đông-tây-nam-bắc) hoặc theo hình chiếu tán nếu cây đã lớn.
– Sử dụng phân NPK-S*M1 12.5.10-14 để bón với liều lượng mỗi đợt đều bằng nhau như sau: * Đối với cây na 1 tuổi thì bón 0,3 kg/cây/đợt hay 1,2 kg/cây/năm (tương đương 450 kg/ha/đợt và 1.800 kg/ha/năm).
* Đối với cây na 2 – 3 tuổi thì bón 0,6 kg/cây/đợt hay 2,4 kg/cây/năm (tương đương 900 kg/ha/đợt và 3.600 kg/ha/năm).
– Năm thứ 2 có thể kết hợp bón phân hữu cơ vào đợt bón thúc phân NPK-S*M1 12.5.10-14 cuối năm, liều lượng khoảng 20 kg phân chuồng/cây tương đương 30 tấn/ha.
3.3. Bón phân thời kỳ kinh doanh
– Trong thời kỳ kinh doanh, mỗi năm thường bón 3 đợt:
* Trước ra hoa, vào tháng 2 – 3. * Khi đã có quả non để nuôi cành, nuôi quả vào tháng 6 – 7.
* Sau khi thu quả kết hợp với vun gốc vào tháng 9 – 10.
– Sử dụng phân NPK-S*M1 12.5.10-14 để bón với liều lượng mỗi đợt bằng nhau như sau:
* Đối với cây na 4 – 5 tuổi thì bón 1,5 kg/cây/đợt hay 4,5 kg/cây/năm (tương đương 2.250 kg/ha/đợt và 6.750 kg/ha/năm).
* Đối với cây na 6 – 7 tuổi thì bón 2,0 kg/cây/đợt hay 6,0 kg/cây/năm (tương đương 3.000 kg/ha/đợt và 9.000 kg/ha/năm).
* Đối với cây na trên 8 tuổi thì bón 2,5 kg/cây/đợt hay 7,5 kg/cây/năm (tương đương 3.750 kg/ha/đợt và 11.250 kg/ha/năm).
– Cứ cách 2 năm bón 1 lần phân hữu cơ vào đợt bón thúc phân NPK-S*M1 12.5.10-14 sau khi thu quả, liều lượng 20 – 30 kg/cây (tương đương 30 – 45 tấn/ha).
– Phân bón được bón theo hình chiếu tán, đào 4 hốc đối xứng nam-bắc, đông-tây hay cuốc rãnh hình vành khăn, bỏ phân vào hố hoặc rãnh, lấp kín, tủ gốc bằng cỏ khô, lá khô để tạo ẩm.
4. Thu hoạch
– Mùa na chín từ tháng 6 đến tháng 9, ở miền Nam thu hoạch sớm hơn miền Bắc. Chúc bà con nông dân trồng na sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao áp dụng thành công một số biện pháp kỹ thuật, trong đó có sử dụng các loại phân bón NPK-S để thu được năng suất và chất lượng quả na cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước
Tìm bài này trên Google:
- ki thuat trong na