Kỹ thuật trồng cây Na dai

Na sau khi cho thu hoạch 3 vụ thì quả nhỏ dần, cây cao khó lấy quả. Để có quả to mập cần đốn trẻ lại từ năm thứ 5 trở đi, sau đó cứ 3 năm đốn một lần. Lần đốn đầu cách mặt đất 0,5m, những lần sau cách lần trước 0,2-0,3m.

Kỹ thuật trồng cây Na dai - ky thuat trong cay na dai 500x375

1. Nhân giống

Na được trồng chủ yếu bằng hạt. Vào giữa vụ chọn cây mẹ năng suất cao, chất lượng tốt, đã cho thu 4-5 vụ quả ổn định. Chọn quả mắt to, tròn đều, trọng lượng 200-300g/quả, để chín kỹ. Sau khi ăn, thu lấy hạt cho vào rổ nhựa mắt nhỏ, dùng tro bếp, cát to xát bỏ hết thịt quả, đãi sạch, phơi khô giòn trong nắng nhẹ 20-30°C (không phơi vào buổi trưa nắng to). 15-20 ngày sau đem gieo. Trước khi gieo ngâm hạt trong nước sạch 12-24 giờ, đãi sạch, ủ hạt trong cát ẩm. 15-20 ngày sau hạt nứt nanh, cho vào bầu nylon thủng hai đáy kích thước 5x20cm; chất độn bầu gồm 70% đất bùn ải khô đập vụn + 29% phân chuồng mục + 1% supe lân, hạt đặt sâu 2-3cm. Xếp bầu thành luống, làm giàn che mưa to, nắng rát, sương lạnh. Cây con 2-3 tháng tuổi cao 20-25cm, có 5-6 lá thật, thân mập thì xuất vườn.

Có thể nhân giống na bằng phương pháp nhân giống vô tính (ghép mắt, ghép cành).

Gốc ghép dùng cây gieo bằng hạt của nó hoặc mãng cầu xiêm, bình bát. Khi đường kính cây đạt 0,8-1cm có thể tiến hành ghép. Mắt ghép lấy trên cành đã rụng lá. Nếu gỗ đủ già mà lá chưa rụng thì cắt phiến lá để lại cuống, 2 tuần sau cuống sẽ rụng và có thể lấy mắt ghép.

2. Trồng và chăm sóc

Chọn đất đồi dốc dưới 15°C, tầng đất đáy dưới 1m, tốt nhất là đất dỏi cơm, đất đá vôi. Na ưa độ pH trung tính. Đất chua cần bón 30g vôi bột/sào Bắc bộ/năm (1 sào Bắc bộ = 360m2).

3. Thời vụ

Vụ xuân trồng tháng 2-4, vụ thu trồng tháng 8-10. Na dai nên trồng mật độ cao, mỗi cây chiếm diện tích 2x3m. Hố trồng được chuẩn bị trước 2-3 tháng, sâu 0,5m, rộng 0,5m, hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn. Mỗi hố bón 20-30g phân chuồng hoai mục + 0,2kg supe lân trộn đều với đất, ủ trước 2-3 tháng. Cây trồng ở giữa hố, bầu đặt ngang với mặt đất (không trồng sâu gây nghẹt rễ, sinh trưởng kém), tưới nước, ấn cho chặt gốc, duy trì độ ẩm 70-80%.

4. Chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Trong 3 năm đầu cần bón nhiều đạm để cây sinh trưởng thân, lá tốt. Bón NPK tỷ lệ 2:1:1. Cứ 1-2 tháng bón một lần khi thời tiết mưa ẩm. Mỗi cây bón 0,1-0,2kg urê + 0,05-0,1kg kali + 0,2-0,5kg supe lân, cách gốc 30-50cm. Phân chuồng bón 30-50kg, cách gốc 50-60cm vào hai hốc đối xứng (đông-tây hoặc nam-bắc).

5. Chăm sóc thời kỳ kinh doanh:

Bón làm 3 đợt trong năm, đợt 1 vào tháng 2, tỷ lệ NPK là 1:1:1; đợt 2 vào tháng 6, tỷ lệ NPK là 1:1:2; đợt 3 sau khi thu quả tháng 9, tỷ lệ NPK là 2:1:1. Lượng phân bón ít hay nhiều tùy cây lớn hay nhỏ. Trung bình mỗi cây bón 0,5-1kg urê, 0,5-1kg kali, 2-4kg supe lân, 30-50kg phân chuồng/năm. Bón theo tán cây, thành 4 hốc đối xứng nhau, độ sâu lấp phân 3-5cm.

Đốn trẻ: Na sau khi cho thu hoạch 3 vụ thì quả nhỏ dần, cây cao khó lấy quả. Để có quả to mập cần đốn trẻ lại từ năm thứ 5 trở đi, sau đó cứ 3 năm đốn một lần. Lần đốn đầu cách mặt đất 0,5m, những lần sau cách lần trước 0,2-0,3m.

Kích thích cây ra hoa, quả sớm: Để có na bán vào tháng 7 (giá gấp 1,5 lần chính vụ) thì từ đầu tháng 11 tiến hành phun Ethell (3 lọ thuốc rấm chuối Trung Quốc 15ml pha với 10 lít nước) lên tán lá, sau 10-15 ngày vặt hết lá na xanh còn lại, cây sẽ ra hoa vào đầu tháng 4.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Mối hại gốc: Cây đang xanh tốt, lá úa vàng, dùng thuốc Padan 0,2% tưới vào gốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 6-7 ngày (mốc hốc 2-3 lít nước thuốc để đuổi mối).

Làm sạch gốc na: Thường xuyên giữ gốc thoáng sạch, không ủ bằng rơm, rạ, thân lá để tránh mối hại rễ.

Nhện đỏ làm úa vàng, rụng lá, quả: Dùng thuốc Sông Mã 24WG, Pegasus, Regent… phun trừ.

Sâu đục quả: Thường gây hại khi quả có đường kính 0,5-1cm, phòng chống bằng thuốc Padan, Regent.

Nguồn: sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

  • kỹ thuật trồng na
  • ky thuat trông na dai

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật trồng cây Na dai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *