Ông Nguyễn Hữu Huynh ở phường Thới Hòa, quận Ô Môn có 3,5 ha đất nông nghiệp. Nhiều năm trước ông canh tác 3 vụ lúa trên diện tích 1,5 ha và 1 vụ tôm càng xanh trên diện tích 1 ha. Năm 2010, ông chuyển sang mô hình 1 lúa 1 tôm để đạt hiệu quả hơn.
– Trong nhũng năm nuôi tôm, ông Huynh nhận thấy ở thời điểm những tháng cuối gần thu hoạch nền đáy ao nuôi tôm luôn bị nhiễm bẩn nhiều. Vào những lúc không thay nước được tôm thường bị nổi đầu. Điểu này sẽ làm giảm sản lượng tôm nuôi.
– Đến năm 2013 – 2014, ông đã mạnh dạn áp dụng luân chuyển diện tích sản xuất, đầu tiên ông thả giống tôm càng xanh trên diện tích 1 ha, xuống giống lúa trên diện tích 1,5 ha. Được 3 tháng, khi thu hoạch lúa xong. Ông liền cải tạo và tuyển lựa tôm đực và tôm cái nuôi riêng, tôm đực sang 0,8 ha và tôm cái sang 0,7 ha rồi xuống giống lúa trên 1 ha đã san tôm. Tôm cái sau 4 tháng nuôi thì thu hoạch hết, cải tạo xong liền thả giống tôm càng xanh để tiếp tục vụ sản xuất mới. Tôm đực sau 7 tháng nuôi thì thu hoạch đồng thời với 1 ha lúa. Xong tiếp tục cải tạo để sang tôm qua diện tích 1 ha và xuống giống lúa trên diện tích 1,5 ha để sản xuất tiếp vòng quay thứ hai.
– Mô hình sản xuất luân chuyển diện tích này giúp ông Huynh rút ngắn được thời gian nuôi tôm trên diện tích ao (từ 3 – 4 tháng). Nhờ đó, trong quá trình nuôi cắt được dịch bệnh cho tôm đồng thời đáy ao nuôi không bị nhiễm bẩn nhiều, sản lượng lúa cũng như năng suất tôm nuôi được nâng cao.
– Qua nhiều năm nuôi tôm càng xanh, ông Huynh đúc kết được một số kinh nghiệm nuôi như thả giống với mật độ vừa phải để tôm phát triển đồng đều, thu tỉa nhiều tôm trứng để hạn chế tôm đực bị càng sào, đóng rong. Cho tôm ăn thức ăn công nghiệp đúng và đủ hàm lượng đạm theo từng giai đoạn phát triển của tôm. Có bổ sung thêm thức ăn tươi sống để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương đồng thời tiết kiệm được một phần chi phí. Bờ bao cần phải rào lưới và tấn cao su để giữ được nước trong ao nuôi, không để cá tạp bên ngoài vào cũng như tôm bên trong thoát ra. Định kỳ cung cấp nước mới và sạch để tôm phát triển tốt. Để đầu tư mô hình nuôi có hiệu quả phải quản lý thật kỷ trong quá trình nuôi nhằm giảm giá thành, không cho ăn dư thừa thức ăn, làm ô nhiễm môi trường nuôi, phải tích cực diệt tạp trong quá trình nuôi, nhằm giảm hệ số thức ăn, chủ động đầu ra sản phẩm tránh tình trạng bị thương lái ép giá, lựa chọn thời điểm nuôi cho phù hợp tránh tình trạng cung vượt cầu.
– Trên đây là hiệu quả của mô hình mà ông Huynh đã thực hiện và đạt được kết quả khá cao trong nhiều năm qua. Hy vọng rằng mô hình này sẽ ngày càng được ngành chuyên môn quan tâm, tạo điều kiện cho mô hình được phát triển mạnh mẽ và mở rộng trong thời gian tới.
Nguồn: kithuatnuoitrong.com