Kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi cá tầm

Cá tầm sống trong môi trường nước lạnh, sạch. Nhiệt độ phù hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá tầm từ 18 – 27 độ C.

Chuẩn bị bể, lồng nuôi cá tầm

  • Cá tầm có thể nuôi trong bể làm bằng xi măng hoặc nuôi trong lồng bằng gỗ, lồng có khung bằng ống nhựa. Kích thước bể, lồng nuôi tùy vào địa hình và mô hình nuôi cá tầm lớn hay nhỏ.
  • Lồng nuôi cá có thể làm bằng gỗ hoặc khung lồng HDPE có diện tích 25m2
  • Hồ chứa có nguồn phong phú, độ sâu trên 4m, trong sạch, độ đục >60cm,  nhiệt độ  18-270C.

Kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi cá tầm - 570615aa8e983

Cá tầm có thể nuôi trong bể làm bằng xi măng hoặc nuôi trong lồng bằng gỗ

Chọn cá tầm giống

Chọn cá giống có kích cỡ đồng đều từ 50 – 100g/con, cá khỏe, phản xạ nhanh, không bị trầy xước, không có dấu hiệu bị dịch bệnh… Mật độ khoảng 15 – 25 con/m3 nước. Thời điểm thích hợp thả cá giống là sáng sớm hoặc chiều mát, không mưa… Những ngày đầu, không cho cá ăn để cá thích nghi với môi trường mới.

Kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi cá tầm - 570615adda36c

Cá tầm sống trong môi trường nước lạnh, sạch, lồng nuôi được thiết kế phù hợp với mật độ thả cá giống

Thức ăn cho cá tầm

Thức ăn của cá tầm là các loại giun quế, cá nhỏ, tôm, tép. Ngoài ra, còn có cám công nghiệp. Thức ăn phải đảm bảo không bị ôi, mốc, nhiễm khuẩn… Thông thường cho cá ăn 4 lần/ngày, vào 8 – 9 giờ sáng, 13 – 14 giờ chiều, 18 – 19 giờ tối và 22 – 23 giờ đêm (nên cho ăn nhiều hơn vào buổi chiều và đêm). Người nuôi cần chú ý kiểm tra mức độ tiêu thụ thức ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Những ngày mưa, nước đục, không nên cho cá ăn hoặc giảm từ 30 – 50% lượng thức ăn so với bình thường.

Kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi cá tầm - 570615b100539

Khi cá tầm đạt trọng lượng từ 1,8 kg/con trở lên thì tiến hành thu tỉa

Khẩu phần thức ăn

Bảng 2.3: Số lần cho ăn phụ  thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cá.

Khối lượng thân cá

(g)

Kích thước thức ăn

(mm)

Khẩu phần thức ăn

(%)

Số lần cho ăn

(Lần/ngày)

Thời điểm cho ăn

(giờ)

5 – 12

2,5 – 3,5

4,6

6

7, 9, 11, 13, 15,17

12 – 25

2,5 – 3,5

3,4

5

7, 9, 11, 14, 17

25 -40

2,5 – 3,5

2,7

4

7, 10.30, 14.30, 17

40 – 60

5

2,2

4

7, 10.30, 14.30, 17

60 – 100

5

2,0

4

7, 10.30, 14.30, 17

100 – 150

5

1,8

3

7, 10.30, 16

150 – 200

5

1,6

3

7, 10.30, 16

Trên 200

7

1,5

3

7, 16

Phương pháp cho ăn

Cá tầm thường ăn theo đàn vì vậy từ  khi mới thả chúng ta nên tập cho cá thói quen này, nhằm kích thích khả năng bắt mồi. Bên cạnh đó chọn vị trí cho ăn hợp lý cũng rất quan trọng, nên chọn vị trí bên cạnh cống cấp nước về  phía cống thoát để cho ăn  vì trong quá  trình ăn cá cần nhiều oxy hơn (oxy để tiêu hòa thức  ăn, bắt mồi,…) và thức ăn thừa có thể  di chuyển về cống thoát. Thời gian cho ăn nên kéo dài từ 5 -10 phút để tăng khả năng sử dụng thức ăn.

Những ngày mưa to nước đục nên giảm lượng thức ăn của mỗi lần cho ăn xuống còn một nửa so với bình thường (có thể ngừng cho ăn) đến khi nước trong chở lại (vì nước đục cá hầu như không bắt được mồi).

Phòng bệnh cho cá tầm

– Hàng ngày quansát, loại bỏ rác thải tại khu vực nuôi.

– Định kỳ từ 20 – 30 ngày cần vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ để cá không bị nhiễm khuẩn, bị nấm.

Kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi cá tầm - 570615b715ed2

Nuôi cá tầm trong lồng bè trên hồ chứa sẽ tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, tốc độ phát triển của cá nhanh hơn nuôi bể

Thu hoạch cá tầm

Thời gian nuôi cá tầm từ 10 – 12 tháng. Khi cá tầm đạt trọng lượng từ 1,8 kg/con trở lên thì tiến hành thu tỉa. Cá tầm thương phẩm trước khi vận chuyển phải ngừng cho ăn trước một ngày

Nguồn: nghenong.com

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi cá tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *