Artemia là loại giáp xác có kích thước nhỏ, phát triển tốt trong môi trường nước mặn, do có nhiều chất dinh dưỡng nên được sử dụng làm thức ăn cho tôm sú giống.
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ CHU TRÌNH SỐNG CỦA ARTEMIA
Artemia thuộc lớp Giáp xác, là một trong những động vật sống được dùng làm thức ăn trong nuôi trồng các loài hải sản. Hàng năm trên thế giới có hơn 2.000 tấn trứng (Cyst) Artemia được sử dụng cho mục đích này. Đây là nhóm động vật vừa có khả năng đẻ trứng lẫn đẻ con, phụ thuộc vào yếu tố môi trường. Ở nước ta không có Artemia trong tự nhiên, một số cơ sở nuôi hiện nay như ở Vinh Châu – Sóc Trăng đã nhập nguồn trứng Artemia từ nước ngoài (Mỹ, Bỉ…), đến nay có thể chủ dộng sản xuất được trứng (Cyst) Artemia để phục vụ cho việc nuôi trồng hải sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm.
Trứng Artemìa được ấp trong nước biển tự nhiên. Sau khoảng 18-20 giờ trứng bắt đầu nở, nứt ra một đoạn và phôi ló dần ra. Ấu trùng giai đoạn Instar I có màu vàng nâu, một mắt đơn (mắt nauplius) và 3 đôi phần phụ (râu I, II và hàm dưới), ở giai đoạn này ấu trùng không ãn vì hệ tiêu hóa chưa được cấu tạo hoàn chỉnh, chúng sử dụng năng lượng dinh dưỡng từ noãn hoàng. Sau khoảng 8 giờ, ấu trùng lột xác chuyển thành giai đoạn Instar II (Hình 8), ở giai đoạn này ấu thể Artemia bắt đầu ăn lọc các loại tảo đơn bào, vi khuẩn, mùn bổ có kích thước từ 1 – 50p. Sau đó chúng tiếp tục lột xác khoảng 15 lần để trô thành con trưởng thành.
Khả năng sinh sản của Artemia phụ thuộc theo dòng địa lý, có loài đẻ khoảng 300 trứng và đẻ cách nhau 4 ngày. Artemia có biên dộ chịu muối rất rộng từ vài ppt (phần nghìn) đến 340 ppt, thậm chí có thể chịu đựng trong nước ngọt từ 30 phút đến 1 giờ. Artemia có thể nuôi cồ trong nước biển bình thường 30 – 35 ppt cho đến nước rất mặn 200 ppt.
Tính chịu nhiệt của Artemia cũng phụ thuộc theo vùng địa lý. Thông thường, Artemia sẽ chết khi nhiệt độ dưới 6°c và trên 35°c. Trong điều kiện tự nhiên, Artemìa có thể sống trong nước biển trung tính hoặc kiềm. Chúng chịu được độ pH cao đến 9,7. pH tối ưu 8 – 8,5. Vòng đời của Artemia kéo dài từ 45 – 60 ngày.
II. NUÔI ARTEMIA TRONG AO RUỘNG MUỐI
Hiện nay có hai cách nuôi Artemia: nuôi trong bể ximăng với nước biển bình thường, phương pháp này đòi hỏi chi phí sản xuất tương đối cao vì phải sử dụng nhiều thiết bị lọc nước, máy cho ăn tự dộng, hệ thống nưđc chảy tuần hoàn (Race way)…. Phương pháp thứ hai là nuôi Artemỉa trong ao ruộng muối cũng cho năng suất cao, nhưng ít tốn kém hơn. Như trên đã trình bày, Artemia là thức ăn ưa thích của nhiều loài cá, nếu nuôi trong ao nước biển bình thường sẽ có nhiều vật dữ đối với chúng như các loài cá, động vật nổi mà chủ yếu là nhóm Chân mái chèo (Copepoda). Ngoài ra nuôi trong nước có độ muối thấp sẽ có sự hiện diện của nhiều loài tảo độc (tảo lam), tảo đáy (lab lab) gây hại cho Artemia. Đây là nguyên nhân chính giải thích tại sao phải nuôi Artemia trong ao ruộng muối. Nuôi Artemia có hai mục đích khác nhau: nuôi để thu trứng phục vụ cho việc nuôi tôm và nuôi thu sinh khối phục vụ cho việc nuôi nhiều loài cá biển trưởng thành, trong đó có cá ngựa. Nuôi để thu trứng đòi hỏi độ mặn cao (150 – 170 ppt), còn nuôi thu sinh khối thì độ mặn tương đối thấp hơn (60 – 80%).
1. Ao nuôi
Tùy theo qui mô sản xuất có thể sử dụng ao nuôi với nhiều diện tích khác nhau từ 200 – 300 m2 đến vài hecta. Do nuôi Artemia đòi hỏi nước có độ muối cao hơn 70 – 80ppt’để diệt vật dữ, cho nên cần thiết kế ao nuôi gần khu vực làm muối, thường là ở khu trung cấp của hệ thống sản xuất muối.
Bờ đê phải được đắp kiên cô’, chấng rò rỉ. Đáy cát sét, nếu ở vùng có đáy bị thấm, cần phải đầm nén nền đáy. Ngoài ra, còn có hệ thông cống (có lưới chắn trứng và cá con) để dễ dàng cấp và thoát nước. Ao phải được phơi khô 3 – 4 ngày, bón 50 kg vôi/300 m2 trước khi cấp nước để diệt tạp và ổn định pH.
2. Chất lượng nước
Nước cấp vào ao mặc dù có độ mặn cao (70 – 80ppt), nhưng vẫn chưa diệt hết các loài vật dữ của Artemia, do đó phải lọc qua lưới 120 p. Lấy nước cho đến khi đạt độ sâu 40 – 50 cm. Nếu mức nước trong ao quá thấp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất của Artemia vì trong điều kiện nước cạn, các loài rong đáy (lab lab) sẽ phát triển mạnh cạnh tranh với các loài tảo đơn bào là thức ăn của Artemia. Mức nước cao còn hạn chế được sự tăng nhiệt độ nước. Nếu nuôi lâu, cần phải thay nước sau 45 ngày – 2 tháng.
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ trong ao nuôi Artemia thường dao động khá lớn, đây là nguyên nhân gây chết Artemia, đặc biệt vào mùa mưa, do sự chênh lệch độ muối ở tầng mặt và tầng đáy (hiệu ứng nhà kinh). Trong ao nuôi Artemia sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ 28 – 35°c.
b. Oxy
Hàm lượng Oxy thay đổi theo thời gian trong ngày, thường thấp vào sáng sớm và cao vào buổi chiều, do đó cần đo Oxy vào sáng sởm để kiểm tra mức thấp nhất của Oxy. Thường thì Oxy trong ao nuôi dao dộng từ 2 – 5 mg/lít.
c. pH
Trong tự nhiên Artemia sống ở nước có độ pH dao động từ 7,8 – 8,2. Tuy nhiên có một số dòng địa lý có thể sống trong môi trường kiềm: pH 9 – 10. pH trong ao nuôi thường cao vào buổi chiều và thấp vào sáng sớm. Trong điều kiện ao nuôi ở Việt Nam, pH thường dao động từ 7 – 8,2.
d. Độ trong
Độ trong của aonuôỉ cũng thay đổi theo thời gian trong ngày, phụ thuộc vào thức ăn, các chất mùn bã hữu ctf có trong ao. Độ trong dao động từ 30 – 40 cm là có đủ thức ăn cho Artemia.
3. Thả giống
Để chuẩn bị thả giống cần ấp trứng Artemia trong nước biển sạch. Trứng được cho vào xô nhựa, kích cỡ tùy theo số lượng trứng cần ấp. Thông thường người ta dùng xô 20 lít để ấp trứng, sục khí mạnh. Sau 18 – 20 giở trứng sẽ nở cho ra ấu thể Artemia.
Sau đó chúng đưực dóng trong bao nylon, nén Oxy để vận chuyển dêh ao. Cần phải thả Atemia ở giai đoạn Instar I (khoảng 4 – 7 giờ sau khi nở), vì ỗ giai đoạn này chúng chịu đựng sự sai khác rất lớn về nhiệt độ và độ muối. Thả nuôỉ ấu thể giai đoạn ỉnstar ĩĩ sẽ làm gia tăng tỉ lệ tử vong. Một sấ tác giả cho rằng thả giống tết nhất vào buổi sáng sớm và buổi chiều, nhưng theo kỉnh nghiệm của chúng tôi, tốt nhất là nên thả vào lúc sáng sớm để tránh sốc nhiệt, vì lúc này nhiệt độ trong ao thấp nhất, gần với nhiệt độ nước ấp Artemia. Nhiệt độ nước vào buổi chiều tối trong ao nuôi vẫn còn rất cao có thể gây tử vong cho con giống. Cần phải ngâm bao vận chuyển giông trong ao nuôi khoảng 30 phút để môi trường nước trong bao vận chuyển và môi trường bên ngoài giếng nhau.
Khi nuôi Artemia sinh khối không cần phải tẩy vỏ, nhưng nếu dùng ấu. thể Artemia để cho ấu trùng tôm cá ăn cần phải tẩy vỏ để diệt các vi sính vật bám ồ đấy. Đây là biện pháp phòng ngừa một số bệnh cho tôm cá. Phương pháp tẩy vỏ trứng Artemia như sau:
Hầu hết trứng Artemia đều phải được trương nước trước khi cho nở bằng cách ngâm trứng vào nước ngọt khoảng 1-2 giờ. Sau đó đưa sang rây (đường kính mắt lưới 100 – 120 p) để ráo nước. Số lượng trứng cho nỏ phụ thuộc vào yêu cầu sản xuất, ở đây chúng tôi giới thiệu cách xử lý vỏ của 7 ‘gam trứng. Lấy 35 ml nước biển cho vào bình tam giác, sau đó thêm 2,30 ml NaOH (40%) và một viên nước đá nhỏ để làm hạ nhiệt độ (phản ứng này tỏa nhiệt), cho trúng vào. Pha 70 ml Na- hypochloriđe vào, khuấy đều cho dến khi thấy trứng chuyển sang màu cam (khoảng 3-4 phút). Sau đó chuyển trứng qua rây, rủa kỹ bằng nước ngọt, khoảng 3 – 4 phút. Để trung hòa Hypocloride, đưa trứng vào 500 ml nước ngọt có 1 viên Thiosulphat (Na2S203). Cuối cùng chuyển trứng qua rây, rửa sạch bằng nước ngọt. Sau khi khử vỏ xong, trứng được ấp trong bình chứa 1 – 2 lít nước biển, sục khí đều. Saư 16 – Ì8 giờ, trứng sẽ nở cho ra ấu thể Artemia.
4. Mật độ nuôi
Mật độ nuôi 50 – 100 ấu thể trong một lít nước. Có thể sử dụng 2 phương pháp tính mật độ thả như sau:
Phương pháp thứ nhất: Thông thường 1 gam trứng Artemia có 300.000 trứng và tỉ lệ nở trung bình là 70%. Biết được dung tích nước trong ao nuôi, từ đây có thể tính số ấu thể cần thả trong 1 lít nước. Phương pháp này có thể có sai số khá lớn vì phụ thuộc vào số lượng trứng trong 1 gam trứng, cũng như phụ thuộc vào tĩ lệ nở. Đối với mục đích nuôi sản xuất, cách tính này có thể chấp nhận được vì đơn giản và không đòi hỏi các dụng cụ đong đếm chi tiết.
Phương pháp thử hai: cân 250 mg trứng, cho nước vào để ấp sao cho đầy 100 ml. Sau khi ấu thể nở xong lấy 4 mẫu, mỗi mẫu 0,25 ml để đếm số lượng ấu thể. Áp dụng công thức:
n = 4 X 100 X 4 X m
n: số lượng ấu thể trong 1 gam trứng
m: số lượng trứng bình quân trong 0,25 ml.
Tương tự như phương pháp thứ nhất, biết được dung tích nước trong ao nuôi, chúng ta có thể tính dễ dàng lượng trứng cần phải ấp để nuôi theo mật độ qui định.
5. Theo dõi và quản lý
Bón phân, cho ăn
Trước khi thả giống, phải bón phân gà trong ao nuôi trước một tuần để phân có thời gian phân hủy, Artemia có thể sử dụng trực tiếp các chất dinh dưỡng hoặc vi khuẩn có trong phân. Phân gà còn là nguồn dinh dưỡng để tảo phát triển. Ngoài ra, do mức nước trong ao nuôi Artemia bị bôc hơi, nên hàng tuần phải cấp thêm nước khoảng 20 cm/lần. Lượng phân gà phải bón là 500 – 1.000 kg/ha/tháng. Ngoài ra còn phải cho ăn bổ sung thêm cám (10-20 kg/ha/ngày). Trong trường hợp có những ao nghèo thức ãn phải bón 50 – 100 kg/ha phân vô cơ (urê, lân) trong ao nuôi tảo, khi tảo nở hoa, bơm nước tảo vào ao nuôi.
Điều quan trổng nhất là phải thường xuyên theo dõi Artemia xem có đủ thức ăn cho chúng hay không, nếu thấy thiếu thì phải bón phân và cho ăn thêm tảo hoặc cám gạo. Độ trohg của nước trong ao nuôi lớn, quan sát ống tiêu hóa nếu thấy thức ăn trong ống ruột rỗng, đứt đoạn hoặc đuôi phân dài cũng là những biểu hiện thiếu thức ăn. Có tác giả cho rằng hiện tượng đuôi phân dài là do cho ăn quá mức hoặc thức ăn không được tiêu hóa tốt.
Có thể xem màu nước trong ao để đánh giá chất lượng tảo. Nếu thấy nước có màu vàng nâu thì thường là có nhiều Khuê tảo, ỉà loại thức àn có giá trị cho Artemia, Màu xanh nhạt là tảo lục, đặc biệt là Chlamidomonas, không tốt cho Artemia. Nước có màu xanh lá cây đậm là tảo Lam.
6. Bừa ao
Hàng ngày ao phải được bừa 1 hoặc 2 lần tùy theo độ đục của nước. Bừa ao cố nhiều tổc đụng có lợi cho Artemia: tiêu diệt các loài rong đáy, khuấy đảo được các chất dinh dưỡng lắng ồ đáy, đồng thời trộn dược nước của tầng mặt và tầng đáy, tránh được hiện tượng phân tầng về nhiệt độ, độ muối và Oxy khi bơm thêm nước hoặc sau khi trời mưa. Hiện tượng phân tầng này rất nguy hiểm, có thể gây chết hàng loạt Artemia do sự chênh lệch của Oxy, nhiệt độ và độ muối giữa tầng mặt và tầng đáy rất ỉớn.
7. Một số địch hại của Artemia trong ao nuôi
- Vi khuẩn dạng sợi bám vào các phần phụ của Artemia, gây chết. Hiện tượng này xảy ra khỉ môi trường nuôi quá bẩn vì quá nhiều chất hữu cơ.
Xử lý: thay nước thường xuyên nhưng phải giữ được nồng độ muôi như cũ.
- Bệnh đốm đen: Xuất hiện nhiều đốm đen trên phần phụ. Nguyên nhân do thiếu thức ăn hay thức ăn kém chất lượng.
Xử lý: Bón thêm thức ăn vào ao nuôi.
- Đốm trắng: Có những đốm trắng trên phần phụ aủa Artemia, đó là vỏ của chúng khi lột xác chưa tách hẳn khỏi cơ thể Artemia.
Xử lý: Thay nước, hiện tượng này sẽ biến mất.
Ngoài các công việc nêu trên, hàng ngày cần kiểm tra bơ đê, cống cấp nưởc… để tránh tình trạng nước bị rò rỉ hoặc vật dữ xâm nhập vào ao. Nếu quản lý và chăm sóc tốt, ao nuôi có thể duy trì từ 3 đến 4 tháng mà không cần phải thả thêm giống.
III. MỘT SỐ KẾT QUẢ NUÔI ARTEMIA Ở RUỘNG MUỐI TẠI VIỆT NAM
1. Tốc độ tăng trưởng của Artemia
Ấu thể mới nở có chiều dài trung bình 0,52 ± 0,08 mm sau 24 ngày nuôi đạt kích thước cực đại 8,01 ± 0,76 mm. Cũng như hầu hết các loài sinh vật khác, trong giai đoạn đầu Artemia tâng nhanh về chiều dài cơ thể, sau đó tốc độ tăng trưởng giảm dần.
2. Tỉ lệ sống
Mật độ thả giống ban đầu là 100 cá thể/ lít, trong hai ngày đầu tiên tỉ lệ sống giảm xuống 83%, sau đó tỉ lệ này khá ổn định và giảm xuống 67% ở ngày nuôi thứ 12 (Bảng 1). Mật độ Artemia từ sau ngày 20 tăng cao hơn so với mật độ thả ban đầu, do có sự bổ sung thế hệ trong ao nuôi (Bảng 2).
3. Sinh sản của Artemia trong ao nuôi
Artemia bắt đều kết cặp sau 8 ngày tính từ thời điểm cho nở, đến ngày 12 đã thấy có cá thể mang trứng với tỉ lệ 1,08%, đến ngày nuôi thứ 24, 100% cá thể cái đều mang trứng.
Sức sinh sản của một con cái dao động từ 34 – 86 trứng, trung bình 50,36 trứng. Tỉ lệ đực cái của Artemia trong ao nuôi là 45,04-54,96.
3. Sinh khối Artemia
Tại Vinh Châu, các nhà nghiên cứu đã nuôi thành công Artemia để thu sinh khối phục vụ cho nghề nuôi trồng Hải sản. Các kết quả nghiên cứu này có thể tóm tắt như sau:
- Nuôi Artemia trong ao nhỏ (200 m2/ao). Thời gian nuôi là 147 ngày, bắt đầu thu hoạch sau 14 ngày nuôi, năng suết thu hoạch dao dộng từ 5.000 – 8.000 kg/ha/vụ.
- Nuôi Artemia trong ao lớn (1.700 m2 -1.800 m2/ao). Thời gian nuôi là 133 ngày, bắt đầu thu hoạch sau 18 ngày nuôi, năng suất thu hoạch dao động 2.600 – 3.700 kg/ha/vụ.
Sự chênh lệch lớn về năng suất giữa ao nhỏ và ao lớn là do về thời gian nuôi ao lớn ngắn hơn, nên số ngày thu hoạch ít hơn. Mặc khác đối với nuôi thu sinh khối thì ao nhỏ đễ quản lý và thu hoạch hơn ao lớn. Ngoài ra, việc thu sinh khối hợp lý sẽ cho năng suất thu hoạch cao.
IV. NUÔI ARTEMIA TRONG BỂ XI MĂNG
Như trên đã trình bày, nuôi Artemia trong bể xi măng đòi hỏi phải sục khí mạnh (khác với nuôi Luân trùng) hoặc phải làm hệ thấng Race way để tạo dòng chẳy mạnh trong bể nuôi nhằm mục đích tăng khả nàng ăn lọc của Artemia và dể thức ăn khôi bị lắng xuống đáy, gây ô nhiễm cho môi trường nuôi. Do đó, đòi hỏi chi phí sản xuất cao hơn, nhưng phương pháp nuôi này vẫn được nhiều nước trên thế giới sử dụng vì ít tốn diện tích và có thể chủ động được nguồn Artemia khi thời tiết không-thuận lợi.
Ở nước ta, người ta vẫn nuôi Artemia trong bể ximăng, nhưng năng suất không cao như các kết quả nghiên cứu của nước ngoài, ở đây chúng tôi giới thiệu qui trình nuôi Artemia trong điều kiện không dùng hệ thống Race way, chỉ sục khí mạnh. Kết quả nuôi sinh khối cho kết quả tương đối cao, có thể phục vụ cho các trại sản xuất khi điều kiện thời tiết không thuận lợi.
1. Bể nuôi
Bể nuôi thường được sử dụng có dung tích dao động từ 1 m3 – 4 m3. Bể được xây trong nhà có mái che.
2. Chất lượng nước
Chất lượng nước nuôi Artemỉa trong bể ximăng đòi hỏi tương đối cao hơn so với chất lượng nước nuôi trong ruộng muối vì dung tích nhỏ, nuôi với mật độ cao nên môi trường nuôi rất dễ bị thay đổi. Thông thường nước nuôi Artemia được bơm từ biển, qua hệ thống lọc như nuôi Tảo hoặc nuôi Tôm giống.3. Mật độ nuôi
500 -1000 cá thể/lít.
4. Chăm sóc và quản lý
Thức ăn
Trong 3 ngày đầu tiên nuôi ấu thể Artemia trong môi trường “nưđc xanh”. Sau đó cho ăn bằng tảo khô (tảo Spiruỉina) và bột ngũ cấc theo tỉ lệ 2;8. Lượng cho ăn được đo bằng đĩa Secchi, độ trong khoảng 30 – 40 em là tết nhất. Một ngày cho ăn ít nhất là 4 – 5 lần vì nếu cho nhiều thức ân trong một lúc, thức ân bị lắng, Artemia sẽ đói và môi trường nuôi dễ bị ô nhiễm.
Thay nước
Xiphon chất bển ồ đáy bể và thay 1/3 nước hàng ngày. Khi xiphon, cần lấy vòi sục khí ra để cho nước tầng đáy thiếu Oxy, Artemia sẽ nổi lên tầng mặt, ít bị trôi ra ngoài theo ống xiphon. Nên xỉphon vào buổi sáng, khi mà thức ăn đãđược sử dụng gần hết, tránh tình trạng lãng phí.
5. Thu sinh khối
Sau 14 ngày nuôi có thể thu được 1 – 2kg/ 1 m3 nước.
V. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP VỖ BÉO ARTEMIA
1. Thành phần dinh dưỡng của Artemia
Thành phần sinh hóa của Artemia thay đổi theo giai đoạn sinh trưông của chúng (Bảng 3). Nói chung hàm lượng đạm (Protein) của Artemia khá cao.
2. Phương pháp vỗ béo Artemia
Do Artemia không có đầy dù các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và sinh sản của vât nuôi, chúng thường thiếu các aciđ béo chủ yếu (EFA: essential fatty acids), eỉcosapentaenoic acid (EPA) 20:5n-3, docosahexaenoic acid (DHA) 22:6n -3. Khác vớỉ cá nưđc ngọt, hầu hết các loài sinh vật biển không có khả năng tổng hợp EFA từ các acid béo không no ít nối đôi như 18:3n-3. Thiếu lipid có ảnh hưởng rất lớn đến các kích thích tô’ điều hòa sinh dục và tập tính của cá như Testosteron, Estradiol và GTHII.
Vỗ béo ấu thể Artemia trước khi cho tôm, cá ăn bằng các sản phẩm có hàm lượng lipid cao như Selco hoặc vi tảo trong vòng 12 – 24 giờ sệ làm cho sinh vật nuôi có thể sinh trưởng và sinh sản bình thường. Hàm lượng vỗ béo đối với Selco ĩà 300 ppm (phần triệu) với mật độ Artemia là 100 – 300 ấu thể/ml. cần phải lưu ý rằng chỉ vỗ béo ấu thể Artemia ở giai đoạn Instar II, (8 giờ sau khi nở) bối vì ỗ giai đoạn này ấu thể mới bắt đầu án thức ãn bên ngoài. Đốì với Artemia trưởng thành, nhờ có khả năng lọc nhanh, cho nên thời gian vỗ béo ngắn hơn (1-4 giờ).
Nguồn: Sưu tầm