Site icon Nuoitrong123

Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 6: Kỹ thuật thu hoạch cây gai xanh

Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 6: Kỹ thuật thu hoạch cây gai xanh - ky thuat trong cay gai xanh phan 4 phong ngua sau benh thu hai bao quan 1

Thu hoạch gai lấy sợi cần cách xa thời gian ra hoa kết trái. Vì thời gian này chất dinh dưỡng tập trung vào hoa quả nên hàm lượng xenlulo trong sợi gai rất kém.

Sau khi cây đưa từ vườn ươm ra trồng trên diện tích sản xuất chừng 40 ngày quan sát cây gai đã phát triển, thân đã mập và thẳng, quan sát gốc gai có biến đổi màu thì thu hoạch đợt 1. Sau 30 ngày nếu thời tiết thuận lợi thì có thể thu hoạch đợt 2, đợt 3, đợt 4 cũng tương tự như vậy. Thời gian sinh trưởng nhanh hay chậm là do chế độ nhiệt và độ ẩm của đất.

Khi thấy thân và gốc cây hơi chuyển màu sang màu xanh nâu đậm là cây đã đủ trưởng thành và lượng vỏ đã dày tới ngưỡng thì có thể tiến hành thu hoạch.

Thu hoạch có 2 phương thức:

Với diện tích nhỏ trồng hộ gia đình thì việc thu hoạch có thể tiến hành bằng cách bấm ngọn rồi tước vỏ đến gốc. Dùng kéo cắt vỏ ra khỏi thân, lá và lõi gai dập luôn xuống đất làm phân bón cho cây gai lứa sau.

Với diện tích trồng quy mô cả một cánh đồng thì việc thu hoạch bằng cách dùng dao sắc chặt sát gốc đồng loạt toàn bộ. Sau đó tiến hành tước vỏ ngay sau khi chặt.

Việc tước vỏ gai như phương pháp tước vỏ cây đay cách mà nông dân tỉnh Hưng Yên thường làm.

Nạo vỏ sừng

Sản phẩm vỏ gai phục vụ ngành dệt may cần bỏ lớp vỏ sừng ngoài lớp vỏ lụa bên trong. Lớp vỏ sừng này loại bỏ rất dễ khi cây vừa mới chặt ra khỏi gốc. Để càng lâu lớp vỏ này càng bị dính két khó bóc.

Bỏ lớp vỏ cứng này bằng dao nhỏ. Hoặc dùng một dụng cụ thủ công có thể làm ngay tại ruộng (xem hình 16).

Làm theo dụng cụ này có thể bỏ lớp vỏ sừng rất nhanh đế tạo sản phẩm là lớp vỏ lụa màu trắng nhạt (xem hình 17).

Sản phẩm vỏ lụa đuợc phơi khô trên dây phơi duới ánh nắng mặt trời.

Khi sản phẩm vỏ lụa đã khô có thể bó lại và nhập kho để chuyển sang bộ phận chế tạo sợi bông dệt vải.

Lá gai có thể phơi khô làm thục phẩm hoặc làm chất màu thực phẩm, cũng có thể dùng lá gai làm thức ăn nuôi cá, nuôi gia súc.

Sản phẩm khai thác từ cây gai kami

Người ta trồng cây gai Rami chủ yếu để chế tạo thành bông sợi cao cấp để dệt vải phục vụ ngành may.

Vải từ cây gai thoáng mát, thấm mồ hôi, giữ nếp lâu và đặc biệt có tính khử mốc rất cao.

(1) . Sợi bông từ vỏ cây gai là loại bông cao cấp để may những hàng may cao cấp đắt tiền. Sợi bông Rarni pha với sợi hóa học, sợi to tằm làm tăng giá trị hàng hóa của ngành may thời trang. Thiết nghĩ đây cũng là một trong hướng đi cần chú ý của ngành dệt may Việt Nam.

Một sản phẩm cũng cần chú ý là to gai khi chưa chế thành bông cũng có thể dệt thô bằng các khung dệt thổ cẩm đơn sơ tạo ra các phụ kiện phục vụ ngành may xuất khẩu rất có giá trị.

(2) . Lõi cây gai Rami là nguyên liệu tốt để sản xuất nấm ăn, sản xuất bao bì giấy.

(3) . Rễ cây Rami là một dược liệu cầm máu rất quý, dùng làm thuốc kháng viêm, chữa viêm gan siêu vi B, tiểu đường, suy nhược thần kinh, béo phì, thuốc chữa động thai, chảy máu, doạ sẩy thai, đái đục, đái ra máu, sưng tấy.

(4) . Lá cây gai là nguyên liệu trong lĩnh vực chiết xuất chất màu từ thực vật, làm chất màu thực phẩm trong sản xuất bánh, kẹo.

Tóm lại, cây gai xanh Rami là cây có ý nghĩa kinh tế cần được lưu ỷ phát triển.

Nguồn: Sưu tầm

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version