Cây gai xanh (hay còn gọi là cây lá gai) có nhiều giá trị. Lá cây là nguyên liệu làm bánh gai, vỏ cây là nguyên liệu sản xuất sợi, thân làm nguyên liệu SX nấm, mộc nhĩ và phân bón…
Lời nói đầu
Ăn, ở, may mặc và đi lại là bốn nhu cầu không có xã hội nào bỏ qua được! Mấy năm vừa qua ngành dệt may xuất khẩu đã đem lại một kết quả to lớn hơn cả các ngành tài nguyên khác của nước ta.
Tuy kim ngạch thu về có lớn nhưng số kim ngạch bỏ ra để nhập khẩu bông sợi và phụ kiện ngành may cũng không nhỏ! Cây bông là cây đã trồng ở nước ta lâu đời nhưng cây bông có một số nhược điểm khó khắc phục là sợi ngắn, chỉ trồng được ở những nơi ít có mưa. Hơn nữa cây bông bị sâu bệnh nhiều, năng suất kém nên không đáp ứng đủ nhu cầu ngành dệt may nước ta. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng ta cần tìm một loại sợi thiên nhiên khác thay thế. Đó là sợi của cây gai xanh (Rami).
Sợi gai là một trong bốn loại sợi tự nhiên có nhiều tính ưu việt nhất: Chất lượng sợi dai bền, khỏe, độ ngấm nước lớn, tản nhiệt và tản nước nhanh, làm sản phẩm dệt có đặc điểm mát mẻ, dễ giặt, nhanh khô, bền chắc, thoải mái, hình thức bắt mắt. Những năm gần đây, cùng với sự xuất hiện “Cơn sốt sợi gai” và sự phát triển ngành công nghiệp dệt hiện đại, trình độ công nghệ không ngừng nâng cao, mở ra con đường mới mẻ đa dạng cho cây gai. Sợi gai có thể dệt được các sản phẩm TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA 6 may cao cấp và may cùng các chất liệu terilen, bông, len, tơ, bổ sung lẫn nhau. Tạo phong cách riêng đặc biệt lại vừa dệt được những sản phẩm tinh xảo như khăn tay, thảm, khăn bàn, rèm cửa, màn, vải trải sofa, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Ở Việt Nam, cây gai xanh được trồng rải rác khắp nơi để lấy vỏ thân làm sợi dệt vải bố, sợi đan lưới bắt cá, lá để làm bánh gai và rễ củ gai dùng làm thuốc kháng viêm, thuốc chữa động thai, chảy máu, doạ sẩy thai, đái đục, đái ra máu, sưng tấy. Lá gai có hàm lượng protit cao, có thể làm thức ăn cho gia súc, lõi cây gai có thể làm giấy, bức vách cách âm và làm nguyên liệu để sản xuất nấm ăn chất lượng cao.
Vì những đặc tính sinh học quý trên, nên việc phát triển khai thác sử dụng cây gai xanh để giữ ẩm cho đất, chống xói mòn, bảo vệ môi trường rừng đầu nguồn là vấn đề cần được khuyến khích. Sản phẩm chính của cây gai là sợi từ vỏ cây, nguồn nguyên liệu sợi để dệt vải, đặc biệt vải thổ cẩm, từ đó tạo công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc miền núi.
Chỉ cần nắm bắt được chất lượng sản phẩm, để mắt tới nhu cầu dệt may, ngay khi thị trường quốc tế có sự chuyển biến vì nhu cầu sợi thiên nhiên rất lớn thì việc chiếm lĩnh thị trường quốc tế về mặt hàng xuất khẩu này sẽ càng có lợi cho việc mở rộng thị trường nội địa, thúc đẩy sự phát triển sản xuất cây gai.
Bởi thế, bất luận từ góc độ sản xuất sợi gai từ nước ngoài hay sự phát triển gia công dệt may trong nước hay nhu cầu của con người, thì phát triển sản xuất gai đều có tương lai rộng mở, cần hết sức phát triển ưu thế đặc biệt này.
Từ năm 2006 – 2008, Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Các chế phẩm sinh học thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phát triển cây gai xanh (Boehmeria nivea (L.) Gaud) trên đất dốc rừng đầu nguồn sông Đà, góp phần bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo cho vùng di dân lòng hồ ở Sơn La”. Đề tài đã tổng kết nghiệm thu và được Hội đồng Khoa học cũng như Ban Khoa học công nghệ và Kinh tế giám sát, đánh giá kết quả.
Tập sách nhỏ này là tổng kết thực tiễn việc triển khai cây gai xanh (Rami) ở Việt Nam và có tham khảo thêm tài liệu nước ngoài của nhóm tác giả đề tài. Những kiến thức từ kết quả nghiên cứu này nhằm giúp bà con nông dân miền núi có tài liệu tham khảo. Bởi vậy ngay ở nơi cho là có nhiều kinh nghiệm về nghề trồng gai thì ở các địa phương khác nhau cũng có ý kiến không giống nhau.
Chúng tôi mong muốn được những người quan tâm đến vấn đề này góp ý kiến đóng góp những kinh nghiệm hay, những kết quả nghiên cứu tiên tiến để cho nghề trồng cây gai xanh (Rami) được phát triển, góp phần giảm bớt kinh phí nhập siêu cho ngành dệt may ở nước ta.
Nhân dịp xuất bản cuốn sách phổ biến kỹ thuật này, nhóm các giả xin bày tỏ lòng cám ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban Lãnh đạo Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình, ông Đặng Ngọc Đường Tổng Giám TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA 8 đốc Công ty liên doanh Chế biến nông lâm sản xuất khẩu Hữu Nghị tỉnh Hoà Bình và ông Lê Quốc Ân Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
Hy vọng cây gai xanh (Rami) khi được triển khai sẽ là một trong số cây cung cấp nguồn bông, sợi, góp phần giảm bớt khó khăn về nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may Việt Nam.
Nguồn: Sưu tầm