Chanh có tên khoa học là Citrus limonia là loại cây ăn quả có múi lâu năm thuộc họ Cam (Rutaceae). Chanh đào có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, năng suất quả cao, quả chanh đào có vỏ mỏng màu vàng sáng (màu hồng hơi vàng), ruột màu hồng đào rất thơm.
I – Đặc điểm sinh vật học
Chanh có tên khoa học là Citrus limonia là loại cây ăn quả có múi lâu năm thuộc họ Cam(Rutaceae). Chanh đào có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, năng suất quả cao, quả chanh đào có vỏ mỏng màu vàng sáng(màu hồng hơi vàng), ruột màu hồng đào rất thơm nên gọi là chanh đào, hoa màu trắng tím có mùi thơm thoang thoảng, chanh đào có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phát triển mạnh trên đất tơi xốp, giàu mùn, giàu hữu cơ, có pH từ 6-8. Chanh đào là loại cây thân gỗ, dạng bụi, mang nhiều gai, lá không có tai hình tròn hoặc hình trứng, mọc cách, trên lá có nhiều tế bào tinh dầu.
II – Kỹ thuật trồng và chăm sóc
2.1 Thời vụ trồng: Trồng từ tháng 2-3 hoặc 8-10 âm lịch
2.2 Mật độ trồng
Tùy theo quỹ đất và trình độ thâm canh mà trong 2-3 năm đầu mật độ trồng có sự điều chỉnh, vì chanh đào là cây có múi ưa chặt rễ và chuyển cây. Chẳng hạn đối với cây ghép ở năm đầu khi trồng có thể để mật độ 1x1m, sau đó tùy điều kiện chăm sóc mà tỉa thưa dần cho đến khi tán cây phù hợp với khoảng cách mật độ trồng.
Trong điều kiện thuận lợi chanh đào phát triển mạnh, khép tán nhanh, đường kính tán cây có thể đạt 2-3m hoặc hơn thế. Do đó mật độ khoảng cách trồng ổn định trong thời kỳ kinh doanh là 3x3m hoặc 3×3,5m trở lên.
2.3 Chuẩn bị đất trồng
Chanh đào là loại cây có múi dễ trồng, không kén đất, khả năng sinh trưởng mạnh, có những cây 4-6 năm tuổi đã đạt đường kính tán 2-3m nếu được chăm sóc tốt do đó để cây sinh trưởng phát triển thuận lợi trước khi trồng bà con nên xử lý đất bằng các biện pháp cơ giới kết hợp bổ sung dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ (ưu tiên hữu cơ) sao cho bộ rễ phát triển thuận lợi ngay từ giai đoạn đầu, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng(kiến thiết cơ bản), cây khép tán nhanh. Tùy vào điều kiện đất đai mà có kỹ thuật xử lý đất khác nhau:
+ Đối với đất vườn, cao, dễ thoát nước, đất đã được cải tạo và thuần hóa(trước đó đã canh tác), trước khi trồng 30-60 ngày bà con nên đánh rãnh, chia lô(luống/ băng) có thể trồng hàng đơn hay kép so le nhau. Nguyên tắc chung là trồng nổi để hạn chế tình trạng thối rễ, lở cổ rễ do nấm, cây còi cọc kém phát triển. Trước khi trồng nên bón lót vôi bột, phân hữu cơ hoai mục và lân super đơn.
+ Đối với đất lúa chuyển đổi theo kiểu 03, đất trũng, chua, phèn bà con nên múc thành rãnh và đánh luống cao. Rãnh sâu và luống cao bao nhiều tùy thuộc vào chất đất và độ cao mặt bằng trung bình so với xung quanh, nếu đất trũng cần đào rãnh rộng để lấy đất đắp thành luống cao, thường đào rãnh sâu 1 -1,2m và bề mặt luống phải đảm bảo 4,5-5,5m trở lên. Hàng năm hút bùn ao vào các rãnh nhằm giảm độ sâu. Với đất lúa sau khi múc rãnh và lên luống, đất thường là đất thịt nặng, có độ dẻo cao, ít thành phần hữu cơ, khi trồng cây thường bị nghẹt rễ do đất thiếu oxi, cây còi cọc kém phát triển do đó trước khi trồng cần tiến hành xử lý đất nhằm nâng cao hàm lượng hữu cơ trong đất, đất giàu dinh dưỡng dễ tan, bộ rễ cây tiếp đất thuận lợi sau khi trồng. Trong 3 năm đầu cây chưa khép tán có thể trồng xen canh những cây trồng ngắn ngày(lấy ngắn nuôi dài), vừa có tác dụng cải tạo đất, giảm sự phát triển cỏ dại, giữ độ ẩm đất chủ động, hạn chế rửa trôi dinh dưỡng…
Mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng chanh đào tại Mỹ Hào – Hưng Yên
Kỹ thuật xử lý đất như sau: xử lý trước khi trồng từ 20-30 ngày trở lên
Bước 1: Làm phẳng luống một cách tương đối.
Bước 2: Trên mỗi 300-360m2 bề mặt luống trồng bón 1-1,5 tấn phân hữu cơ hoai mục hoặc bán hoai mục+ 500kg Lân super (Tốt nhất là sử dụng 200kg phân lân super kết hợp 300kg phân hữu cơ vi sinh) + 20-30kg vôi bột (bón sau lân 7-10 ngày nếu đất chua).
Bước 3: Dùng máy phay làm đất nhỏ, trộn đều đất bề mặt với lân, phân hữu cơ sao cho độ dày tầng canh tác 20-30cm. Sau khi đất được làm nhỏ, dùng 400-500g men YTB rắc đều cho 360m2 bề mặt luống trồng, sau đó tưới ẩm đất ngay(độ ẩm 60-80%). Sau 10-15 ngày có thể trồng.
Thuận lợi của kỹ thuật trên: Làm theo phương pháp trên khi trồng không cần đào hố, chỉ đặt cây theo hàng và khoảng cách mật độ đã định trước, ngoài ra phân chuồng khi sử dụng bón lót cải tạo đất ở bước 2 không nhất thiết ủ hoai mục.
Cách ủ phân hữu cơ hoai mục:
Cách 1: Phân hữu cơ (phân lợn, trâu, bò, gà, vịt) được trộn đều với rơm, rạ, cỏ, thân ngô, đậu tương, thân lá cây chuối… băm nhỏ thành từng đoạn trải đều lên mặt phẳng thoáng sau đó trộn đều với men ủ YTB, dùng bạt che phủ, sau 15-20 ngày có thể sử dụng theo phương pháp trên, nếu muốn hoai mục hoàn toàn có thể ủ trong thời gian 30-40 ngày.
Cách 2: Xếp phân chuồng thành từng lớp xen lẫn với rơm, rạ, cỏ, bèo khô..mỗi lớp dày 15-20cm, cứ mỗi lớp tiến hành tưới/rắc men cho đến khi đủ độ cao của đống ủ phân. Lưu ý độ ẩm duy trì trong đống phân khoảng 45-60%(không thấy nước chảy ra từ đống phân sau khi tưới men là được).
Xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ (Cách ủ rơm rạ, cỏ khô, bèo khô, mùn cưa, trấu, bịch nấm thải loại thành phân hữu cơ hoai mục): Cứ 3 tạ nguyên liệu cần dùng 300-400g men YTB. Cách làm như sau: Rải nguyên liệu phế phẩm nông nghiệp thành từng lớp 20cm, xen kẽ với phân gia cầm, thủy cầm, gia súc sau đó làm ẩm nguyên liệu, dùng nước pha với men YTB dùng roa tưới đều lên đống ủ, sau đó dùng bạt, ninon che kín sau 30-45 ngày phân hoai hoàn toàn, có thể sử dụng trực tiếp để bón cho cây.
Công dụng của phân hữu cơ ủ cùng men vi sinh YTB:
+ Phân hữu cơ hoai mục sau khi ủ có tác dụng cải thiện cấu trúc đất, tăng lượng oxi trong đất, hạn chế nghẹt rễ, thối rễ sinh lý, đất dễ thoát nước, giảm xói mòn và thoái hóa đất.
+ Phân hữu cơ ủ giúp giữ ẩm cho đất tránh bị khô kiệt khi gặp hạn hán.
+ Phân hữu cơ giúp cây hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn, cải thiện tính chất đất, bổ sung dinh dưỡng, tăng khả năng ra hoa-đậu quả, tăng năng suất cây trồng.
+ Phân ủ giúp cây tăng cường sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh, cây phát triển bền vững, cho năng suất ổn định qua các vụ, hạn chế ra hoa quả cách năm.
+ Nhìn chung sử dụng phân hữu cơ sau ủ sẽ giúp cây chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi từ tự nhiên. Phân hóa học chỉ cải thiện được năng suất cây trồng một cách tức thì(trong vụ được bón) nhưng không có tác dụng trong việc cải thiện cấu trúc đất và tính chất của đất. Ngoài ra phân hữu cơ ủ không bị rửa trôi như phân hóa học nên có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và cải tạo đất trong thời gian dài, đặc biệt nếu bón nhiều phân hóa học sẽ làm cho cây sinh trưởng mất cân đối vừa ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa và tỷ lệ nhiễm sâu bệnh cao(phân hóa học hấp dẫn sâu bệnh hơn). Cây trồng được bón phân hữu cơ ủ có thể sinh trưởng chậm hơn một chút, nhưng khỏe mạnh hơn nên có khả năng chống chịu tốt với sự xâm nhập của nấm khuẩn(đặc biệt là bộ rễ).
2.4 Kỹ thuật trồng
Đặt cây cách cây 1-2,5m, hàng cách hàng 1-3m (những năm sau đó cần tỉa thưa cây sao cho mật độ khoảng cách trồng phù hợp với sự phát triển của tán cây). Chú ý khi đặt cây chú ý bầu cây vuông góc với mặt luống, ngay ngắn cây, không để nghiêng cây.
Lưu ý: cây cách mép luống từ 1-1,5m
Sau khi đặt cây theo mật độ khoảng cách đã định, dùng 2-4kg phân hữu cơ khoáng hoai mục bón xung quanh mép bầu cây, cách mép bầu cây 3-5cm(nếu có tro bếp trộn thêm càng tốt). Sau đó dùng đất vun xung quanh bầu cây, đắp thành ụ-giống như trồng nổi, dùng cọc buộc cố định cây. Sau khi trồng 1-2 ngày sau đó tưới ẩm sao cho độ ẩm đạt 70-80% là vừa.
Lưu ý quan trọng:
Thứ nhất: Khi trồng cây theo phương pháp này tuyệt đối không sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục để bón lót khi trồng(phân tươi chưa qua xử lý), hạn chế sử dụng phân hóa học tránh thối rễ, vàng lá, cây phát triện chậm.
Thứ hai: không cần đào hố, trồng nổi hoàn toàn, tăng hàm lượng oxi trong đất, bộ rễ phát triển thuận lợi hơn so với các phương pháp trồng truyền thống. Về nguyên tắc trồng theo phương pháp này vừa tiến hành cải tạo, thuần hóa đất, vừa chăm sóc cây thời kỳ kiến thiết cơ bản.
2.5 Kỹ thuật chăm sóc sau trồng
Sau khi trồng cần tưới nước duy trì độ ẩm 70-80%, 2-3 ngày tưới/lần.
Sau trồng 20-25 ngày dùng 100ml sản phẩm Vườn Sinh Thái pha với nước tưới 30-40 gốc kết hợp phun qua lá (Dùng 5ml chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái pha với 15 lít nước, phun lướt đều qua lá).
Lưu ý khi sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái: Phun lướt, phun dạng sương mù(vi hạt), không phun đậm, pha đúng tỷ lệ chế phẩm sinh học VST/nước là 1/2000-3000. Nếu phun đậm, quá liều lượng lá sẽ bị xoăn lại, đặc biệt là phần lộc non mới nhú.
Sau 30-35 ngày dùng 1kg phân NPK 16-16-8-13S pha với nước tưới loãng cho 50-70 gốc, định kỳ 20-25 ngày/lần.
Chú ý phun phòng sâu bệnh: sâu vẽ bùa, nhện, rệp, sâu đục thân, bệnh loét vi khuẩn, bệnh đốm lá..
Chanh Đào nói riêng và cây có múi nói chung thường xuyên bị sâu vẽ bùa tấn công, gây hại ở thời kỳ phát sinh lộc non, và loại sâu hại này được xem là vecto truyền nhiều bệnh do nấm và vi khuẩn gây bệnh do đó khi lộc non mới phát sinh(vừa mới nhú) bà con cần phun thuốc BVTV phun phòng chủ động, phun 2-3 đợt, cách nhau 5-7 ngày/đợt.
2.6 Kỹ thuật xử lý ra hoa đúng thời vụ
+ Với cây kinh doanh: Chanh đào bắt đầu thu hoạch từ tháng 7-8(thu non) kéo dài cho đến tháng 10 âm lịch hàng năm(chính vụ). Sau khi cắt tỉa, tạo tán thông thoáng cần phun chế phẩm sinh học VST để phục hồi sức sinh trưởng của cây.
+ Vào trung tuần tháng 10 âm lịch(15-20 âm lịch) hoặc muộn nhất đầu tháng 11 âm lịch, dùng dụng cụ chuyên dùng tiến hành chặt rễ xung quanh cây với đường kính 60-80cm(tùy tuổi cây và tán cây), cuốc sâu 20-30cm, để khô nhựa rễ, sau đó tiến hành phun thuôc trị nấm vi khuẩn với mục đích ngăn chặn nấm khuẩn xâm nhập vào vết thương hở phun xong bón khoảng 100-200g vôi bột xung quanh bộ rễ để 10-15 ngày rồi lấp đất. Khi lấp đất nên kết hợp bón kết hợp phân hữu cơ hoai mục. Tưới nước giữ ẩm cây, không tưới quá ẩm. Thời kỳ này tuyệt đối không bón phân hóa học, nếu cây sinh trưởng kém có thể sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái pha loãng theo tỷ lệ 1/4000-1/3000 phun qua lá, 10-15 ngày/lần(phun 2 lần). Đến tháng 1 năm sau cây bước ra giai đoạn ra hoa đậu quả, thời kỳ này có chế độ chăm sóc riêng (nuôi quả non và phát triển quả – Vấn đề này sẽ đề cập ở bài viết tiếp theo: “Kỹ thuật chăm sóc Chanh Đào thời kỳ ra hoa đậu quả ứng dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái”). Đến tháng 7-8 âm lịch tiến hành thúc lộc mới, sau đó nuôi thành thục để năm sau chính những cành lộc này sẽ phân hóa hoa. Sau khi thu hoạch xong tiếp tục chu kỳ chăm bón cho năm sau.
Chúc bà con thành công !