Khoảng cách trồng dây dưa hấu tùy theo mùa vụ, việc này có ảnh hưởng trực tiếp đến độ lớn của trái.
1. Mùa vụ trồng
Dưa hấu trồng tốt trong mùa nắng, tuy nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long có các vụ chính sau:
– Dưa Nô en: Gieo từ 20/9 đến 1/10 dương lịch
– Dưa hấu Tết: Gieo hạt từ 5 – 5/10 âm lịch, thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán. Vụ này thời tiết thuận lợi cho sự ra hoa, đậu trái nhưng dễ bị bọ trĩ gây hại, do chúng lan truyền từ vụ dưa hấu Nô en.
– Dưa lạc hậu: gieo sau Tết, tùy theo điều kiện từng vùng mà thời vụ gieo khác nhau.
2. Trồng dưa hấu gieo hột thẳng và ươm cây con
– Gieo hột thẳng
Thường áp dụng trong vụ xuân hè, còn vụ đông xuân chỉ áp dụng ở những năm ít mưa hoặc mưa dứt sớm. Bởi vì gieo hột thẳng, rễ mọc sâu, khả năng dây dưa hấu hút nước mạnh thuận lợi cho cây phát triển. Tuy nhiên, giai đoạn cây con tỉ lệ hao hụt cao do khó chăm sóc.
– Gieo trong bầu
Thường áp dụng trong vụ trồng dưa hấu Nô en và dưa hấu Tết. Bởi vì gieo bầu cây sinh trưởng đồng đều, dễ chăm sóc, tiết kiệm hột giống, ít hao cây con do mưa, tranh thủ thời gian làm đất kỹ hơn. Tuy nhiên, gieo bầu tốn công và bộ rễ không phát triển sâu.
3. Khoảng cách và mật độ trồng dây dưa hấu
Khoảng cách trồng dây dưa hấu tùy theo mùa vụ, việc này có ảnh hưởng trực tiếp đến độ lớn của trái. Khoảng cách thường được áp dụng : cây cách cây 0,4 – 0,7m; hàng cách hàng 2,5 – 3m. Mật độ thay đổi từ 500 – 650 cây/ 1.000m2.
– Dưa hấu Tết, cần trái lớn để chưng nên trồng thưa 500-650 cây/ 1.000m2
– Dưa lạc hậu ( tháng 2-4 dương lịch sau Tết) cần trái nhỏ, dễ ăn nên trồng dày từ 900-1.100 cây/1.000m2
Nếu gieo hột thẳng thì lượng hột giống cần thiết 80 – 100g/1.000m2, còn gieo trong bầu chỉ cần khoảng 50g hột giống.
Nguồn: sưu tầm