Site icon Nuoitrong123

Nuôi cá nước ngọt theo quy trình VietGAP

Với mục tiêu phát triển c­­hăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2014, từ nguồn kinh phí địa phương, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã xây dựng và triển khai mô hình nuôi cá nước ngọt theo tiêu chuẩn VietGAP tại 8 điểm thuộc các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Quảng Xương, Triệu Sơn, TP.Thanh Hóa.

 

Mô hình có quy mô 0,74ha/điểm, mỗi điểm 3 hộ tham gia, các đối tượng nuôi là cá chép, cá trắm, rô phi đơn tính. Thời gian thực hiện trong 10 tháng, mật độ nuôi 3 con/m2.

Trong quá trình tham gia mô hình, các hộ đã tuân thủ và thự­ c hiện đúng các quy trình kỹ thuật, quản lý trong nuôi cá đạt yêu cầu đề ra. Sau 7 tháng nuôi, tỷ lệ sống của cá đạt 75%, cá đạt kích cỡ trung bình 0,4 – 0,8kg/con, năng suất 9 tấn/ha.

Đây là mô hình có nhiều ưu điểm so với cách nuôi truyền thống như: cá ít bị bệnh, chi phí thuốc kháng sinh giảm, cá nhanh lớn, thời gian nuôi ngắn, tỷ lệ sống cao, tăng năng suất, chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng giảm, từ đó giảm chi phí trong chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường, phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương.

Đặc biệt, cá nuôi theo quy trình VietGAP chất lượng tốt hơn so với phương pháp nuôi truyền thống, cá có màu sắc sáng bóng, mình dày, thịt thơm ngon.

Mô hình đã tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại hiệu quả gấp 2 lần so với phương thức sản xuất truyền thống, được đông đảo nông dân đánh giá cao và tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình. Ngoài ra, mô hình còn giải quyết việc làm, đem lại thu nhập và tạo niềm tin cho bà con tiếp tục phát triển cá nước ngọt theo quy trình VietGAP.

Từ thành công bước đầu, hy vọng sẽ có thêm nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản hơn nữa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi thủy sản theo hướng bền vững.

Thu Hiền

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version