Để tiết kiệm giống, nên ghép mắt, bóc vỏ bỏ gỗ đi. Nếu cành ghép quá nhỏ, khó bóc mắt có thể ghép cành, cắt vát rồi luồn xuống dới vỏ gốc ghép. Đó là một trong những Phương pháp nhân giống cây Mận của bà con nông dân.
1. Giống mận
Mận chua: Danh từ chung để chỉ nhiều giống mận, trồng đã từ lâu ở miền đồng bằng. Quả chín đỏ hoặc vàng. Hoa ra sớm, đầu tháng 1 khoảng 1 tháng trước Tết âm lịch. Quả chín vào tháng 5, 6, chất lượng trung bình hoặc thấp vì không những chua mà có vị chát, đắng. Sản lượng khá nhưng cao thấp tùy năm và tùy nơi. Tính thích nghi mạnh.
Mận thép: Trồng phổ biến ở các xã ven sông Hồng vùng Yên Bái, Bắc Phú Thọ, có giống chín sớm ra hoa trước Tết quả chín vào đầu tháng 5, màu vàng, nặng 10-25g. Hạt nhỏ, thịt giòn, hơi chua.
Mận hậu: Trồng nhiều ở vùng Bắc Hà, Mờng Khơng tỉnh Lao Cai. Quả to khối lượng 20-30g. Khi chín màu xanh vàng. Thịt rất giòn, độ chua thấp nên vị ngọt. Khi chín quả nhũn nên không mang đi xa, và cũng không dùng đóng hộp được, là một loại chín trung bình ở các vùng cao. Đa xuống trồng ở các vùng thấp, lớn chậm, ra hoa kết quả khó.
Mận Tam Hoa: còn gọi là mận Quảng Đông, mới nhập sang Việt Nam khoảng hơn 10 năm. Tán cây hình ô, rỗng giữa vì không có thân chính. Quả tròn, màu vàng, ruột đỏ thắm, nặng trung bình 20-30g, quả to nhất nặng 60g. Chất lượng vào loại tốt nhất hiện nay, độ chua vừa phải (0,4-0,6%). Dùng làm nguyên liệu đồ hộp rất tốt.
2. Phương pháp nhân giống cây Mận
a) Dùng hạt
Nên bỏ phương pháp này và chỉ nên trồng hạt để sản xuất gốc ghép.
b) Dùng mầm rễ
Một đặc điểm của mận là rễ ăn nông; khi làm cỏ, lỡi cuốc chạm phải rễ, thì ở đầu rễ bật lên những cây con ở xa gốc mẹ có khi tới 4-4m, có thể đánh đi trồng. Cũng có thể đặt kế hoạch chặt đứt rễ để chủ động tạo ra các mầm rễ. Chú ý không áp dụng biện pháp này đối với các cây mận ghép vì gốc ghép là cây mận dại và mầm rễ cũng là của mận dại.
c) Ghép
Gốc ghép có thể là mận, đào, lê dại, cây chua chát, tóm lại những cây họ Hoa hồng.
Nên chọn gốc ghép tùy theo đất trồng; nếu đất sâu thoát nước và muốn mận chóng ra quả thì ghép lên gốc đào; nếu đất sâu, hơi hạn và không chua thì ghép lên gốc mơ, nhưng trường hợp này chậm ra quả và hay có hiện trạng gốc bé thân to, nếu đất hơi nông nhưng đủ độ ẩm và muốn mận sống lâu, tuy ra quả muộn một chút thì ghép lên gốc mận. ở miền Bắc Việt Nam, có lẽ ghép trên gốc mận chua là thích hợp vì:
- Dễ kiếm hạt.
- Hạt mận chua đã nhiệt đới hóa nên dễ nảy mầm.
3. Một số vấn đề cần chú ý khi ghép mận là
1. Ương cây mận con từ hạt tuy dễ hơn đào nhưng khó hơn đa số các loại hạt khác. Phải phơi trong râm, ủ một thời gian ở cát ẩm độ 4,5 tháng sau đó mới nảy mầm được. Trong khi ủ, không tủ rác, không tới quá ẩm, vì dễ bị thối hạt. ở Lạng Sơn có một loại đào dại gọi là mắc phăng mọc bên suối, quả nhỏ, chất lượng quả kém, nhưng lấy hạt gieo mọc nhanh và nhiều hơn mận, vậy có thể là một gốc ghép tốt.
2. Mận chín tháng 6, hạt ủ từ tháng 7 đến tháng 10, đem trồng ở vườn ghép; tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau mới nảy mầm, nếu chăm sóc tốt thì tháng 7, 8, 9 năm sau mới ghép được, tức là sau khi trồng ở vườn ghép 9, 10 tháng; lúc này mắt ghép ở cây giống đã chín, ghép thuận tiện. Nếu gốc ghép còn bé, phải đợi lâu hơn nữa. Vì vậy nguyên tắc là phải chăm sóc gốc ghép thật tốt để gốc ghép lớn nhanh, chóng đạt tiêu chuẩn ghép.
3. Mắt ghép lấy ở cành xiên, tuổi từ 4 tháng đến 6, 7 tháng non hoặc già quá đều không tốt.
Vì mận ra nhiều cành, khi cắt cành để lấy mắt ghép, cành tốt nhất chỉ to bằng cây bút chì, thông thường bé hơn nên khóc bóc mắt. Vậy ở những vườn ơng lớn, khi ghép hàng vạn cây nên có các vườn gỗ ghép riêng nghĩa là những vườn mận trồng để lấy gỗ ghép làm giống không phải là vườn trồng để lấy quả; chăm sóc tốt vườn gỗ ghép để có nhiều cành, nhiều mắt đạt tiêu chuẩn.
4. Mận rất dễ ghép, ghép mắt hay cành đều được. Để tiết kiệm giống, nên ghép mắt, bóc vỏ bỏ gỗ đi. Nếu cành ghép quá nhỏ, khó bóc mắt có thể ghép cành, cắt vát rồi luồn xuống dới vỏ gốc ghép.
5. Thời vụ ghép: từ tháng 3, 4 đến tháng 9, 10 đều có thể ghép được. Tháng 3, 4 khó lấy mắt ghép vì đầu mùa mận đơng ra hoa kết quả, cha ra cành mới và mắt ở các cành cũ thì phần lớn đều đã bật lên thành búp. Ghép tháng 6, 7 thì tuy dễ lấy mắt ghép, dễ góc vỏ nhưng độ nhiệt cao, ma nhiều, tỉ lệ sống không cao. Thuận lợi nhất là ghép tháng 8, 9 cuối mùa ma, cây còn nhựa, trời đã mát, vừa dễ lấy mắt ghép, vừa dễ sống.
6. Viện Cây ăn quả ở Phú Hộ và những người trồng đào chơi hoa Tết vùng Yên Phụ, Nghi Tàm, Hà Nội kiếm cây đào con hoặc mận con làm gốc ghép như sau: tháng 5, 6 lên Sapa nhổ cây con mọc dại ở dới gốc cây đào hay mận. Mỗi chuyến đi một người có thể nhổ được hàng ngàn cây, cắt bớt lá, buộc từng túm mang về ơng, chỉ sau 3, 4 tháng là có thể ghép. Theo cách này không phải ủ hạt, nhưng cây con yếu, gốc ghép khó đạt tiêu chuẩn.
Nguồn: sưu tầm
Tìm bài này trên Google:
- cach ươm hạt mận
- kỹ thuật ghép cây mận
- cách trồng mận bằng hạt
- cay man
- cach ghep cay man
- cách gieo hạt mận
- https://nuoitrong123 com/phuong-phap-nhan-giong-cay-man html