Để sản xuất nông nghiệp phát triển một cách bền vững trong bối cảnh đất nông nghiệp đang ngày càng khô hạn và nhiễm độc. Tìm kiếm các giải pháp để xử lý các phế phẩm từ sản xuất lúa như rơm, rạ…đang được nhà nước quan tâm. Trong số các giải pháp đang được triển khai thì ứng dụng công nghệ sinh học là biện pháp tỏ ra hữu hiệu nhất.
Việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sinh học vào xử lý các phế thải từ nông nghiệp được coi là hướng đi đúng, đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp bền vững trong bối cảnh đồng ruộng đang có nguy cơ bị ô nhiễm và “ngộ độc” do người dân lạm dụng các loại phân bón hóa học cho cây trồng.
Hiện nay, dân số Việt Nam chủ yếu làm nông nghiệp và lúa là cây trồng chính tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Sau mỗi mùa gặt người dân thường xử lý bằng biện pháp phơi khô và đốt ngay trên đồng ruộng. Đốt cháy không những làm ô nhiễm môi trường mà có khả làm giảm năng suất của những mùa vụ sau.
Đề tài nghiên cứu: “Chế phẩm vi sinh (Fito-Biomix RR) để xử lý rơm tạ và quy trình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ nhờ sử dụng chế phẩm này” của tác giả Lê Văn Trí đã được ứng dụng thành công ở nhiều tỉnh thành như Hưng Yên, Hà Nội, Hòa Bình…
Quy trình biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ được thực hiện thông qua các bước, rơm rạ tươi sau thu hoạch được chất đống với chiều rộng 2m, cứ mỗi lớp 30cm tưới một lượt dung dịch chế phẩm Fito-Biomix RR, bổ sung thêm NPK và phân chuồng nếu có.
Người nông dân sẽ không phải bỏ tiền mua phân hóa học khi có phân bón hữu cơ được tạo ra từ chính rơm rạ sau thu hoạch.
Sau đó, tiến hành ủ rơm rạ bằng cách sử dụng nilon, bạt, tải rách, bùn che đậy kín đảm bảo nhiệt độ ủ từ 45-50 độ C. Sau 10 đến 15 ngày tiến hành ngày kiểm tra và đảo trộn. Điều này làm cho rơm rạ vụn thêm do tác động cơ học, đảm bảo độ ẩm cũng như nhiệt độ của đống ủ luôn trong mức tối ưu, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy rơm rạ diễn ra nhanh chóng và triệt để.
Trong quá trình ủ phát hiện chỗ nào chưa đảm bảo độ ẩm thì tưới bổ sung thêm để cho nguyên liệu hoại hoàn toàn. Sau 25 đến 30 ngày rơm rạ phân hủy tốt thành phân ủ hữu cơ.
Theo tác giả, chất lượng rơm rạ sau 30 ngày ủ với chế phẩm Fito-Biomix RR đã phân hủy tốt, đã chuyển sang màu nâu, vi khuẩn, nấm mốc phát triển tốt, rơm rạ phân hủy được khoảng 80-85%.
Chất giải độc cho đồng ruộng
Theo nhận định của các nhà khoa học, sau mỗi vụ thu hoạch 1ha lúa sẽ thu được 6 tấn rơm rạ, nếu đem đốt sẽ mất đi hơn 5,5 triệu đồng, trong khi cùng khối lượng rơm rạ ấy nếu đem xử lý bằng chế phẩm sinh học sẽ thu được khoảng 400 kg phân hữu cơ.
Thạc sỹ Lê Văn Tri, chủ nhiệm đề tài cho biết, khi ứng dụng loại phân hữu cơ này bón cho cây lúa, ngô lượng phân hóa học giảm từ 20-30%, năng suất cây trồng tăng từ 10-15% góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và gia tăng giá trị kinh tế cho bà con nông dân.
Nếu toàn bộ số rơm rạ sau thu hoạch của cả nước (khoảng 45 triệu tấn) được xử lý sẽ đem lại 20 triệu tấn phân hữu cơ, người nông dân không phải bỏ tiền mua phân hóa học (NPK) là 200.000 tấn đạm, 190.000 tấn lân và 460.000 tấn kali, như vậy, sẽ tiết kiệm được gần 11.000 tỷ đồng.
Những lợi ích mà biện pháp xử lý rơm rạ bằng công nghệ sinh học là rất lớn góp phần tạo thói quen cho người dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch, tăng độ phì nhiêu cho đất nông nghiệp đồng thời nâng cao năng xuất. Mô hình xử lý này trong tương lai cần được nhân rộng thực hiện trên địa bàn cả nước.