Thâm canh tổng hợp cây Mía giúp tăng năng suất chế biến đường công nghiệp

Đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, mức đầu tư không đáng kể nhưng hiệu quả kinh tế thu lại tăng gấp 2 lần.

Thâm canh tổng hợp cây mía ở Cao Bằng

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Cao Bằng đã phối hợp với UBND thị trấn Hòa Thuận và UBND xã Đại Sơn (huyện Phục Hòa) tổ chức hội thảo đầu bờ dự án “Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp”.

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống mía Roc 22, 50% phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây mía. Mô hình áp dụng các biện pháp khoa học – kỹ thuật theo đúng quy trình kỹ thuật ở tất cả các khâu.

Đại diện chính quyền 2 địa phương cho biết, đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, trước đây bà con sản xuất mía để ép đường song chỉ trồng theo kinh nghiệm truyền thống nên năng suất không cao, tốn công chăm sóc, sâu bệnh nhiều làm giảm hiệu quả kinh tế.

Thâm canh tổng hợp cây Mía giúp tăng năng suất chế biến đường công nghiệp - tang nang suat 281b

Cán bộ khuyến nông và nông dân tham quan mô hình. Ảnh: Kinh tế Nông thôn

Mô hình thực hiện cho thấy, mức đầu tư so với phương pháp trồng truyền thống tăng không đáng kể nhưng hiệu quả kinh tế thu lại tăng gấp 2 lần. Nông dân tham gia mô hình được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ và khoa học kỹ thuật mới trong cách trồng, chăm sóc cây mía thâm canh làm tăng năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình sản xuất thâm canh tổng hợp ở Hòa Bình

Năm 2015, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Hòa Bình đã triển khai mô hình “Sản xuất thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp’’ tại xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy với quy mô 05 ha và 05 hộ tham gia. Mô hình có đầu tư xây dựng hệ thống tưới nước tự động trên toàn bộ diện tích bằng máy hút nước động cơ 3 pha.

Tham gia dự án, bà con được hỗ trợ 100% giống mía ROC 22; 50% vật tư, phân bón; 75% thiết bị điện nước và máy bơm nước. Ngoài ra, các hộ còn được tham gia tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và thâm canh cây mía từ trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho đến thu hoạch. Ngoài những hộ tham gia dự án thì 20 hộ có diện tích trồng mía trên địa bàn cũng được tập huấn để nâng cao kiến thức về thâm canh cây mía.

Thâm canh tổng hợp cây Mía giúp tăng năng suất chế biến đường công nghiệp - tang nang suat 281a 1Với mô hình tại Hòa Bình, năng suất ước đạt trên 70 tấn/ha

Hiện tại, qua theo dõi tình hình trên đồng ruộng cây mía sinh trưởng và phát triển tốt, tình hình sâu bệnh được khống chế kịp thời, năng suất ước đạt trên 70 tấn/ha, chữ đường đạt trên 11%.

Từ kết quả bước đầu cho thấy việc áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh mía (giống mới, tưới nước đầy đủ, bón phân cân đối hợp lý, phòng trừ sâu bệnh kịp thời) thì năng suất, sản lượng sẽ được nâng lên một cách đáng kể. Mô hình được bà con nông dân trong khu vực đánh giá cao, là điểm tham quan học tập cho các hộ khác trong toàn tỉnh.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Thâm canh tổng hợp cây Mía giúp tăng năng suất chế biến đường công nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *