Theo y học cổ truyền Ấn Độ, lá cà ri được xem như một loại thuốc bổ, tăng cường hoạt động của bao tử và đôi khi còn được dùng như một loại thuốc xổ nhẹ.
Cây cà ri (curry) có tên khoa học Murraya koenigii, họ Rutaceae. Cây có dạng bụi, cao khoảng 1 – 2m, lá mọc đối xứng từ 17 – 21 đôi, hình giống như trái xoan nhưng không đều, mép hơi có răng. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành ngù ở ngọn. Thân và lá có lông mịn; lá có vị đắng nhẹ và rất thơm. Quả mọc thành chùm, khi chín mọng có màu tím sẫm, bên trong có một, hai hạt. Người ta dùng lá, quả, vỏ và rễ cây cà ri làm gia vị, thực phẩm và làm thuốc.
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, lá cà ri được xem như một loại thuốc bổ, tăng cường hoạt động của bao tử và đôi khi còn được dùng như một loại thuốc xổ nhẹ. Người ta cũng thường lấy lá cà ri trộn với một vài thảo dược có tính ấm như đinh hương, nghệ, hồ lô ba, rau mùi, gừng, quế, thảo quả, hồi, ngò… để làm gia vị ướp thực phẩm. Mỗi ngày dùng 15g lá cà ri ép lấy nước, cho thêm một ít bơ sữa sẽ có một loại xốt để trộn với rau cải.
– Trị chứng tiêu chảy: lá cà ri dồi dào chất alkaloid carbazole đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiêu chảy. Để điều trị bệnh này, bạn chỉ cần giã nát lá cà ri rồi vắt lấy nước uống trực tiếp.
– Khó tiêu, buồn nôn: lá cà ri còn có thể khắc phục chứng khó tiêu và buồn nôn rất hiệu quả. Bạn chỉ cần ép lấy nước cốt lá cà ri trộn với nước ép chanh tươi và đường vào rồi uống.
– Lá cà ri cũng rất hữu ích trong việc cải thiện thị lực, ngăn chặn đục thủy tinh thể mắt vì nó chứa nhiều vitamin A.
– Lá cà ri rất có lợi cho việc chăm sóc tóc: Bạn chỉ cần lấy nước ép lá cà ri thoa vào tóc và massage da đầu, sau đó gội lại bằng nước sạch thì tóc rất óng mượt, không bị bạc sớm.
– Lá cà ri cũng có khả năng kiểm soát lượng cholesterol xấu trong máu và giúp cơ thể loại bỏ chất béo không có lợi cho sức khỏe.
– Một lợi ích khác nữa của lá cà ri là có thể làm giảm các tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân bị ung thư điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị, xạ trị.
– Lá cà ri cũng là thức ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm lượng triglycerid và cholesterol trong máu, giúp người bệnh giảm cân
– Lá cà ri có khả năng ngăn ngừa ung thư nhờ chất ancaloit và chất chống ôxy hóa mạnh mẽ đồng thời, bảo vệ tế bào gan và tăng cường thải độc cho gan, cải thiện hệ tiêu hóa. Dịch chiết từ rễ cây cà ri còn có tác dụng bổ thận, chữa các chứng đau và các rối loạn có liên quan tiết niệu và sinh dục.
– Đối với phụ nữ mang thai bị nghén, hãy trộn một muỗng cà phê nước ép từ lá cà ri với một muỗng cà phê mật ong cùng nửa muỗng cà phê nước cốt chanh để kiểm soát cơn buồn nôn.
– Ngoài ra, bạn cũng có thể vò nát lá cà ri để làm thuốc đắp lên chỗ bị bỏng và vết bầm tím sẽ giúp mau lành vết thương.
Chú ý: Không nên nhầm lẫn cây cà ri với một cây khác cũng được gọi là cây cà ri hay điều nhuộm có tên khoa học Bisa orellana, họ Bixaceae, trái màu đỏ lớn như trái chôm chôm thường dùng để làm màu tự nhiên trong thực phẩm.
Nguồn: sưu tầm