Bệnh khảm trên cây bí đỏ – Đầu tiên, các lá non ngả màu vàng nhạt, lá nhỏ lại, các ngọn bị chùn lại, không phát triển được. Trên các mặt lá có biểu hiện các vết loang lổ, màu sắc chỗ đậm, chỗ nhạt, vì vậy còn gọi là bệnh hoa lá.
Ngoài bí đỏ, bệnh khảm còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác như thuốc lá, khoai tây, cà chua, dưa chuột, dưa hấu, dưa lê… nhưng với các chủng virus khác nhau. Trong vườn rau thì các loại rầy mềm, bọ trĩ, rệp muội, bọ phấn trắng v.v… là các vectơ truyền bệnh virus rất nhanh từ cây bệnh sang các cây khỏe thông qua việc chích hút nhựa cây. Bệnh khảm gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.
Bệnh khảm trên cây bí đỏ
Dấu hiệu của bệnh
Đầu tiên, các lá non ngả màu vàng nhạt, lá nhỏ lại, các ngọn bị chùn lại, không phát triển được. Trên các mặt lá có biểu hiện các vết loang lổ, màu sắc chỗ đậm, chỗ nhạt, vì vậy còn gọi là bệnh “hoa lá”. Ngoài ra còn có những biểu hiện khác như; Phiến lá nhăn nheo, lồi lõm, do các gân lá bị kìm hãm sinh trưởng trong khi thịt lá vẫn phát triển, kích thước lá bị thu nhỏ lại. Bệnh nặng thì cây cằn cỗi, chết dần từ ngọn xuống.
Biện pháp phòng trừ
- Bệnh khảm do siêu vi khuẩn gây ra nên rất khó chữa. Đối với những cây đã có triệu chứng bị bệnh cần nhổ bỏ và tiêu hủy, để tránh lây lan trong vườn. Trồng luân canh với các loại cây trồng khác họ, đặc biệt là lúa nước để hạn chế nguồn bệnh trong đất và trong xác thực vật còn lưu lại từ vụ trước.
- Biện pháp tích cực để phòng bệnh khảm là thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nếu phát hiện các loại sâu hại như nêu trên thì cần phun thuốc kịp thời để tiêu diệt nhằm tránh lây nhiễm siêu vi khuẩn gây bệnh khảm cho vườn rau.
Alphacy 5EC có tên khác là Alphamethrin, Fastac, Fastox… là loại thuốc trừ sâu có tác dụng tiếp xúc và vị độc để trừ sâu miệng nhai và chích hút cho rau, màu, cây ăn quả và cây công nghiệp. Loại Alphacy 5EC được dùng với liều lượng 10-20g hoạt chất/ha để trừ các loại sâu nói trên. Thuốc có thể hỗn hợp được với Ofatox 400EC để tiện sử dụng, đặc biệt để trừ sâu tơ hại rau (đối với những nơi sâu tơ kháng thuốc). T
hương phẩm Ofatox 400EC, ít độc với người, vật nuôi và môi sinh nhưng hiệu lực trừ sâu cao, trừ được nhiều loại sâu. Lượng dùng từ 1-1,5 lít/ha, pha với nồng độ 0,1-0,15% (10-15 cc/bình 10 lít nước). Nhớ phun kỹ 2 mặt lá, phun đẫm để thuốc tiếp xúc và thấm lá mới có tác dụng diệt sâu. Sở dĩ mặt trái lá vẫn còn sâu, nhện đỏ và rệp muội là do bạn phun thuốc chưa kỹ, chỉ phun phớt qua mặt trên lá, mà sâu bọ thường ẩn nấp ở gốc cây hoặc mặt dới lá khi không chích hút, ăn lá, gây hại.
Chú ý: Vì dùng ngọn bí làm rau ăn nên cần cách ly thời gian phun thuốc ít nhất 10-15 ngày trước khi cắt ngọn đem bán để tránh ngộ độc cho người sử dụng.
Nguồn: sưu tầm
Tác nhân: Do virus gây ra
Tên tiếng Anh: Watermelon mosaic virus
Triệu chứng gây hại:
Triệu chứng bệnh thể hiện trên lá và toàn cây. Cây bị bệnh đọt non xoăn lại, lá nhạt màu và lốm đốm vàng, loang lổ, các đốt thân rút ngắn, cây chùn lại, phát triển rất chậm, quả ít và biến dạng, sần sùi, có vị đắng.
Phát sinh gây hại:
Virus tồn tại trong một số cây hoang dại, do bọ trĩ và rệp làm môi giới lan truyền. Sự xuất hiện và phát triển của bệnh có liên quan chặt chẽ với mật độ bọ trĩ và rệp trên đồng ruộng. Mức độ nhiễn bệnh của các giống dưa cũng khác nhau.
Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại trong ruộng và xung quanh để hạn chế nguồn bệnh và côn trùng môi giới.
- Nhổ bỏ thu gom tiêu hủy các cây dưa bị bệnh.
- Sử dụng các giống dưa chống bệnh.
- Kiểm tra ruộng thường xuyên (chú ý quan sát kỹ các đọt non và mặt dưới của những lá non), nếu thấy có nhiều bù lạch, rệp thì sử dụng luân phiên các thuốc để diệt trừ.
Altach 5EC | 20 ml/16 lít nước |
Mospilan 3EC | 20-30 ml/16 lít nước |
Nouvo 3.6EC | 10 ml/16 lít nước |
Takare 2EC | 30-40 ml/16 lít nước |
Wellof 330EC | 40 ml/16 lít nước |
Nurelle D 25/2.5EC | 40 ml/16 lít nước |