Bệnh xoắn đọt là loại bệnh gây hại đến phần lá và đọt của cây trồng, bệnh này thường gây hại chủ yếu ở các cây trồng thân leo họ bầu bí, dưa leo, cà chua, cây họ đậu và một số loại cây ăn quả như dưa hấu, dưa lê, đu đủ,… nếu không kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh và có các biện pháp phòng trị thì bệnh sẽ gây thiệt hại lớn làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng.
Nguyên nhân & Triệu chứng:
Bệnh xoắn lá ở xuất hiện nhiều ở các loại cây trồng họ bầu bí, dưa leo, cà chua, ngô, các loại cây ăn quả, chứng bệnh này còn gọi là bệnh khảm gây hại do các loại côn trùng chích hút như bò trĩ, bù lạch và rệp dưa. Các loại vi khuẩn thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hay vàng, sống tập trung trong đọt non hay mắt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho cây bị xoăn lại. Ở điều kiện thời tiết nắng thì bù lạch ẩn nấp trong rơm rạ hoặc các lá cuốn lại.
Dấu hiệu bệnh ở phần đọt non bị xoăn lại, lá bị mất màu, lốm đốm vàng, bệnh nặng sẽ làm cho đọt cây bị sượng, cây bị chùn lại, khả năng cho trái rất ít, trái thường dị dạng và có vị đắng.
Phòng & Trị:
- Do bệnh gây hại chủ yếu vào mùa nắng nóng nên cần phải chú ý tăng lượng nước tưới cho cây, không để cây bị thiếu nước, đất khô cằn.
- Chú ý xử lý đất kỹ trước khi trồng cây. Mật độ cây trồng không nên quá dày, cắt tỉa cuốn lá bệnh đem tiêu hủy.
- Tránh bón nhiều phân đạm, cần tăng cường các loại phân vi lượng như sử dụng phân bón lá Poly Feed 19-19-19 để tăng khả năng chống chịu của cây.
- Giai đoạn 20 ngày đầu khi cây con mọc thì cần phải chú ý kiểm tra và chăm sóc kỹ vì đây là giai đoạn quyết định tỷ lệ cây bị bệnh.
- Nếu mật độ bệnh nặng thì cần luân phiên phun một trong số các loại thuốc phun kỹ ở phần đọt và lá non như:
- Dầu khoáng SK Enspray 99EC
- Thuốc sinh học Comda Gold 5WG
- Admire 50 EC, Actara 25WG
- Confidor 100SL,
- Danitol 10 EC
- Supracide, Suprathion
- Mospilan
- Vertimec 1,8 ND
- Oncol 20 EC, Oshine,
- Regent 5 SC hoặc Regent 800 WP,…
- Sakura
Nguồn: Sưu tầm