Site icon Nuoitrong123

Biện pháp chóng nóng cho gia súc, gia cầm

Biện pháp chóng nóng cho gia súc, gia cầm - 560e44eed14d9

Nắng, nóng là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe gia súc, gia cầm; cảm nắng, cảm nóng gây rối loạn điều tiết nhiệt, có thể gây chết gia súc, gia cầm hoặc làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Vì vậy, để tăng cường chống nóng cho gia súc, gia cầm, người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số công việc sau:

Chuồng trại và thiết bị làm mát

Vị trí chuồng nuôi nên chọn nơi cao ráo, thoáng mát, cách các chuồng nuôi khác, khu đông dân càng xa càng tốt nhằm hạn chế nguy cơ truyền lây dịch bệnh cho con người cũng như vật nuôi.

Hệ thống phun nước làm mát

Khu vực chăn nuôi nên có cây xanh, nếu chưa có, khẩn trương trồng các giàn cây leo để tạo bóng mát.

Trang bị hoặc kiểm tra, nâng cấp hệ thống làm mát trong chuồng nuôi gia súc, gia cầm: – Đối với chuồng hở, thông thoáng tự nhiên, có thể sử dụng quạt, phun nước làm mát. Chú ý: Khi phun nước làm mát cho gia súc, gia cầm sẽ làm độ ẩm chuồng nuôi tăng cao, vật nuôi dễ mắc bệnh, do đó cần chủ động phòng bệnh cho vật nuôi.

Quạt mát cho gà

– Đối với chuồng nuôi kín, cần kiểm tra và chủ động việc cung cấp điện, nước, việc trực kỹ thuật; nên lắp đặt hệ thống báo động tự động để kịp thời xử lý, khắc phục các sự cố về kỹ thuật.

Vận chuyển, chăm sóc nuôi dưỡng gia súc, gia cầm

Con giống phải nhập từ những cơ sở sản xuất giống có uy tín, chất lượng, được kiểm dịch theo quy định hiện hành. Vận chuyển gia súc, gia cầm trong những ngày nắng nóng nên tiến hành vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Nếu vận chuyển đường dài, chú ý tránh những đợt nắng nóng kéo dài, hoặc cho gia súc, gia cầm nghỉ ngơi vào buổi trưa, đầu buổi chiều; nghỉ ở nơi thoáng mát, nhiều cây xanh có bóng mát; bổ sung thức ăn, nước uống, các thuốc trợ sức, trợ lực; thường xuyên kiểm tra sức khỏe vật nuôi trong quá trình vận chuyển. Đảm bảo mật độ nhốt gia súc, gia cầm trên phương tiện vận chuyển; độ thông thoáng; che chắn làm mát và các thuốc thú y dự phòng trên phương tiện vận chuyển.

Chuẩn bị chuồng trại, vật tư thiết yếu cho gia súc, gia cầm khi nhập chuồng, nên bổ sung vào nước uống cho vật nuôi vitamin C, viatamin tổng hợp, glucoza…

Khi vận chuyển về đến chuồng nuôi, nhanh chóng đưa vật nuôi về chuồng nhưng không làm mát đột ngột mà để vật nuôi thích nghi từ từ.

Nắng nóng ảnh hưởng đến sự thu nhận, tiêu hóa thức ăn.

Những ngày nắng nóng nên cho vật nuôi ăn vào sáng sớm hoặc chiều tối, giảm số lượng và tăng chất lượng, bổ sung vitamin để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Đảm bảo nước uống luôn đủ, sạch và mát cho gia súc, gia cầm. Tăng cường các loại thức ăn thô xanh cho trâu, bò, đặc biệt là bò sữa.

Chú ý mật độ và độ thông thoáng chuồng nuôi; bố trí máng ăn, máng uống hợp lý và tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng cho vật nuôi.

Phòng bệnh cho gia súc, gia cầm

Vệ sinh phòng bệnh: thường xuyên vệ sinh sạch sẽ trong, ngoài khu vực chuồng nuôi, khu chăn thả; rãnh thoát nước… thu gom rác, chất thải về nơi quy định để xử lý. Định kỳ vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi; phun sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi gia súc, gia cầm (dùng thuốc sát trùng có chất lượng tốt, an toàn như Virkon, Cloramin B, Iodine…) để diệt mầm bệnh có trong môi trường.

Phòng bệnh bằng vắc-xin: Thực hiện nghiêm túc lịch phòng bệnh bằng vắc-xin.

Bổ sung các vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, men tiêu hóa cho gia súc, gia cầm khi thời tiết bất lợi.

Bổ sung thức ăn xanh cho bò sữa

Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt dễ nhận biết những bất thường vào sáng sớm thông qua: lắng nghe, quan sát trạng thái vật nuôi, ngửi để nhận biết mùi khác thường hay sự kém thông thoáng…

Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết. Không được bán hoặc phát tán gia súc, gia cầm ốm, chết và chất thải của chúng ra xung quanh

Nguồn: nghenong.com

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version