Sự lây nhiễm vi khuẩn đến từ đâu?
Vi khuẩn và nấm mốc có thể ảnh hưởng tới trứng ấp được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong môi trường đất, nước, trong phân thậm chí cả những hạt bụi trong không khí. Hầu hết trứng ấp thường bị nhiễm bẩn do đặt trứng mới trong ổ bẩn, trên nền chuồng, hoặc trên các thanh gỗ.
Vi khuẩn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến trứng và gà con như thế nào?
Khi có một số lượng lớn vi khuẩn trên bề mặt của vỏ trứng sẽ làm tăng cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào quả trứng. Khi xâm nhập vào trong quả trứng vi khuẩn có thể sử dụng các chất dinh dưỡng có trong trứng để nhân lên, phá hủy phôi hoặc sản xuất những chất độc có hại cho phôi thai . Trong thời gian ủ bệnh, vi khuẩn ngăn chặn sự phát triển của phôi cuối cùng gây chết phôi. Nêu phôi của trứng ấp bị ô nhiễm nở, gà con sẽ chết trong chuồng hoặc phát triển không như mong muốn.
Những quả trứng bị nhiễm bẩn mà không nở trong lò ấp có thể ảnh hưởng đến những quả trứng sạch khác. Nếu một quả trứng bị nhiễm bẩn bị vỡ trong lò ấp, nó thể làm lây lan vi khuẩn đến quả trứng khác và gà con mới nở. Trong thực tế một quả trứng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ lò ấp
Trứng có sự kháng khuẩn không?
Mặc dù vi khuẩn và nấm mốc có thể dễ dàng xâm nhập vào quả trứng bị nứt theo nhiều con đường nhưng quả trứng nguyên vẹn thì hạn chế được sự lây nhiễm của vi khuẩn. Các hàng rào bảo vệ trứng bao gồm các lớp biểu bì, vỏ, màng vỏ albumin của lòng trắng trứng.
Cấu tạo các tầng bảo vệ của vỏ trứng
Khi trứng vừa mới đẻ ra trên bề mặt vỏ có một lớp protein gọi là lớp biểu bì. Lớp biểu bì này giúp bịt kín hoặc bao phủ những lỗ hổng để giảm thiểu sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên nếu lớp biểu bì mỏng, các lỗ hổng quá lớn, vỏ trứng mỏng vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong trứng thông qua lỗ hổng của vỏ. Nếu điều này xảy ra hai thì hai lớp màng lót bên trong vỏ sẽ có vai trò như một màng lọc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Ngoài ra, lòng trắng trứng chứa các hợp chất tự nhiên mà có thể tiêu diệt được bất kì loại vi khuẩn nào.
Ngược lại nếu số lượng vi khuẩn quá lớn hệ thống phòng vệ tự nhiên không thể ngăn chặn được sự xâm nhập của chúng. Biện pháp quản lý tốt là rất cần thiết để giảm thiểu sự tấn công của vi khuẩn vào trứng ấp nở.
Có thể thực hiện những chiến lược gì để giảm thiểu sự ô nhiễm trứng?
– Thu thập trứng thường xuyên để giảm thiểu thời gian mà trứng tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
– Vệ sinh khu vực đẻ trứng càng sạch càng tốt bao gồm chất độn chuồng hoặc tấm lót.
– Chuyển trứng sau khi đẻ vào nơi mát mẻ càng sớm càng tốt, nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn trên bề mặt vỏ.
– Không để hơi nước tích tụ trên vỏ. Độ ẩm cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật và cũng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong vỏ.
– Sử dụng các biện pháp vệ sinh , khử trùng vỏ trứng hoặc có kế hoạch tẩy uế hợp lý.
– Giảm thiếu số lượng trứng vỡ hoặc nứt. Những thành phần trong trứng có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn nhân lên và lây lan.
– Tránh lau chùi làm trầy xước vỏ trứng sẽ ảnh hưởng đến sự nguyên vẹn của vỏ.
– Tăng cường các biện pháp để làm giảm thiểu sự ô nhiễm như tạo ra các giống gia cầm có tuổi thọ cao. Vỏ trứng trở nên mỏng hơn theo độ tuổi và dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Nguồn: Trại giống Thu Hà