Việc chăm sóc chim chào mào con rất quan trọng, nó quyết định rất nhiều đến thời gian sinh trưởng của chú chim sau này. Hãy tham khảo những thông tin sau về cách chăm sóc chim chào mào con.
Cách chăm sóc chim chào mào con từ lúc đút cho ăn đến lúc thành chim mồi, chim chơi cội thường mất khoảng 1 năm. Đây là thời gian rất ngắn để có chú chim chơi cội,thuần,nên anh em thường chọn chim chào mào con hay chào mào má trắng chơi.Và chú chim có chơi hay,hót tốt chiếm đa phần từ cách chăm sóc,tập dợt.
Một ổ chào mào thường có 2,3 con cũng có ổ có 4 con. Sau khi bắt được ổ chào mào thì chúng ta bắt đầu chọn chim trống và mái.Chim trống thì thường to hơn chim mái,lông mọc ra nhiều hơn.Vì trứng chào mào trống luôn nở trước.
Chim sau khi được chọn thì tiến hành chăm sóc.Đối với chim còn nhỏ đang phải đút ăn thì cần cho chim vào lồng nhỏ,cho rơm rạ,hoặc lấy nguyên cái tổ về cho chim ở trong đó tránh bị lạnh.Chim mới bắt về đang còn lạ nên chưa chịu há miệng đòi ăn,thường qua 1 ngày mới ăn.Khi chim há miệng thì cho chim ăn.
+Về thức ăn cho chào mào non :
Có thể dùng cám Ba Vì loại 10-13K / bịch trộn chung với nước cho vừa nhão rồi đút cho chim ăn,cũng có thể cho chim ăn cơm,ăn bơ,đu đủ,cào cào thì nhớ cắt chân và đầu để chim dễ nuốt,hoặc nhai gạo cho chim ăn ( hồi nhỏ ở quê nuôi chim thường làm vậy).Chú ý lúc cho chim ăn thì đút 1 lần ít thôi tránh làm cho chim bị nghẹn,chim ăn xong thì cho chim uống nước,có thể dùng bông ngoáy tai ngấm nước rồi bỏ vào miệng cho chim uống,hoặc cho 1 ít nước miếng vào ngón tay út rồi cho chim uống ( cái này lúc nhỏ cũng hay làm).Cho chim ăn thì lúc nào thấy chim đói há miệng là cho ăn,chim no bụng hết há miệng thì thôi.Chú ý quan trọng nữa là không huýt sáo để chim mở miệng ăn,huýt sáo làm chim quen và lớn lên cứ huýt hiu nghe rất khó chịu.
+Thường xuyên vệ sinh phân để tránh vi khuẩn và chim bại chân.Lồng nuôi thì nên cho rơm rạ,vải,giấy báo cắt…Để luôn giữ ấm cho chim,nếu thời tiết lạnh có thể cho 1 bóng đèn tròn nhỏ để sưởi ấm. Chú ý treo lồng tránh mèo,chuột cắn chim và phải trùm kín áo lồng lại.
+Sau khoảng 1,5 tháng chăm sóc chào mào con thì bây giờ chim đã ra lông cánh,đuôi đầy đủ. Chim bây giờ đã biết bay,biết mổ và đã trở thành chú chào mào má trắng. Đây là thời kỳ chăm sóc khó khắn nhất,bởi vì có cái tật xấu nào là em nó cũng học hết.Chim con thường có các tật như sợ 1 cái gì đó,trùm áo lồng là nhảy,không chịu qua lồng khác,hay huýt tiếng người. Cho nên thời gian này cần phải tập cho chim qua lồng tắm để tắm,tối ngủ phải trùm áo lồng lại,tránh để chó,mèo,chuột làm chim hoảng.Và anh em phải kiếm 1 con chào mào thầy dạy cho chim hót,vì chim bị bắt từ nhỏ nên sẽ không biết hót. . Chọn chim thầy thì nên chọn con nào siêng hót,chơi hay. Để chào mào con vừa học giọng vừa học cách chơi của thầy,cách học thì treo chim gần chim thầy và không cho thấy mặt nhau để cho chim con nghe thầy hót và hót theo.Khoảng 1 tuần cũng cho thầy trò và các chú chim khác đấu đá nhau để xem trò tiếp thu bài như thế nào,và nó sẽ xem cách đấu của thầy,anh em cứ yên tâm chim không bể đâu.Lúc mới gặp trò thì thầy làm quá 1 lát thôi,chứ nó không ăn hiếp chim con đâu.
+Khoảng 3 tháng thì chim đã hót,đấu gần như thuần thục từ thầy,với chế độ chăm sóc ngày nào cũng phơi nắng khoảng 30 – 45 phút,tuần tắm 3 lần thì đến lúc chào mào thay lông lần đầu tiên,ra đầy đủ lông,tách đỏ anh em bắt đầu mang chim đi dợt hoặc mang ra rừng tập cho chim đi bẫy.
+Dợt dãi : Sau khi chim đã xong lông,lông đã khô thì nên 1 tuần mang đi 2 hoặc 3 lần tùy thời gian rảnh hay không.
- Đối với chim mồi : Cho chim vào lụp và mang ra ngoài thiên nhiên,để chim quen với thiên nhiên rừng rú,và cũng mang luôn chim thầy ra và treo ở xa để chim vừa nghe tiếng thầy vừa nghe tiếng các con chim khác,lúc này chim sẽ học rất nhanh và cũng lên lửa nhanh,hên thì gặp vài em cùng mùa là nhảy vào lụp ngay.
- Đối với chim đi thi : Mang chim tới địa điểm dợt chim,vì mới lần đầu tiên tới cội chim sẽ nghe nhiều tiếng chim khác và lạ cội nên không nên mở áo lồng ra,cứ treo xa cho chim nghe vậy khoảng 1 tuần.Qua tuần tiếp theo thì mở áo lồng ra nhưng vẫn để chim ở xa chứ không kè gần.Đến tuần thứ 3 thì chim đã quen cội và dám chơi lại các con khác thì anh em có thể mang chim tới kè gần,không treo gần con già mùa hoặc con sung quá làm chim sợ và lâu lên lửa.
Trong thời gian tập dợt cho chim,vì chim chơi nhiều,mất sức nên cần bổ sung nhiều mồi tươi,trái cây để chim luôn có sức thi đấu.
Nguồn: sưu tầm