Kinh nghiệm chăm sóc chim Chào Mào hót

Chim Chào Mào có lẽ là loại chim mà bất kì một người chơi chim nào cũng sở hữu 1 con, tuy nhiên để chăm sóc chim Chào Mào hót lại không phải ai cũng biết, hãy cùng theo dõi những kinh nghiệm chăm sóc chim chào mào hót ngay sau đây nhé.

Kinh nghiệm chăm sóc chim Chào Mào hót - kinh nghiem cham soc chim chao mao hot1 300x220

Kinh nghiệm chăm sóc chim chào mào hót (hình 1)

Chim bổi mới bắt về:

Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển lồng chim, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng Chào mào đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi. Bạn sẻ thây được niềm vui khi nghe chú chim chào mào hót những tiếng đầu tiên.

Sau 3 tháng quân trường:

Chào mào bổi phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ… Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng – việc này hơi khó thực hiện – con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là “mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn” dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3 – 5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi. Có thể khi có bạn đứng gần Chào mào hót nhưng chưa nhiều.

Kinh nghiệm chăm sóc chim Chào Mào hót - kinh nghiem cham soc chim chao mao hot2 300x206

Kinh nghiệm chăm sóc chim chào mào hót (hình 2)

Thường thì chim sẽ thay lông, đây là thời điểm chăm sóc đặc biệt vừa cung cấp năng lượng cho đợt thay lông mất 2 – 3 tháng, vừa dự trữ năng lượng cho việc tập dượt, đấu đá sau khi thay lông xong.

Sau khi xong lông (khi nào cho chim tắm xong khoảng 3 – 5 phút là lông chim khô, bóng mượt) là bắt đầu chế độ tập dượt. Lúc này nếu treo một mình thì chim của bạn đã sổ cả ngày rồi, nhưng nó cần đi thi thố tài năng, qua mỗi đợt như vậy, nết chơi của nó sẽ đa dạng dần lên, chim sẽ dữ dằn hơn, nó sẽ dần trổ hết bài mà khi đứng một mình nó không “thi triển”. Cách dượt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi – là xách chim đến nhừng tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu). Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10 – 15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2 – 3 tháng và bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi.

Kinh nghiệm chăm sóc chim Chào Mào hót - kinh nghiem cham soc chim chao mao hot3 300x225

Kinh nghiệm chăm sóc chim chào mào hót (hình 3)

Nhiều người do bị khích mà làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. mấy ku xung xổi mới lên nhìn bố láo bố lếu thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2 – 3 mùa lông thì gọi là chim sành. Lúc này thì chỉ có hưởng thụ nghe chim chào mào hót thôi.

Nguồn: lamnong.net

Thảo luận cho bài: Kinh nghiệm chăm sóc chim Chào Mào hót

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *