Site icon Nuoitrong123

Cách chăm sóc chó mang thai

Việc chăm sóc chó cái đang trong giai đoạn thai kỳ là một vấn đề khá phức tạp cần phải có sự đầu tư về thời gian và kiến thức để chăm sóc cho chó cái có chửa, trước kia việc chăm sóc chó cái có chửa thường không được chú ý nhiều, chó cái tự sinh đẻ một cách tự nhiên khiến lứa chó con sinh ra không được khỏe mạnh hoặc tỷ lệ tử vong tương đối cao. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho chó mẹ và cún con trong thời kỳ mang thai, bạn cần tìm hiểu cách chăm sóc chó mẹ để giúp chó có sức khỏe tốt chuẩn bị cho thời kỳ sinh nở. 
 
Cách chăm sóc chó mang thai

 

Những điều cần chú ý khi quyết định phối giống cho chó

Con chó của bạn phải đảm bảo đủ 1 năm tuổi thì mới đủ sức khỏe để cho giao phối, tốt nhất bạn cần đưa chó đến phòng khám thú ý trước khi quyết định cho chúng mang thai để kiểm tra sức khỏe của chó không bị nhiễm bệnh gì và đảm bảo sức khỏe tốt để mang thai, vì điều này liên quan đến khả năng sinh sản và thế hệ chó con trong lứa sinh.
Cần tiêm chủng vaccin cho chó cái trước khi phối giống, bởi hệ miễn dịch của chó mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch và sức đề kháng của lứa chó con. Không được tiêm chủng cho những con chó đang trong giai đoạn mang thai.
Cần phải kiểm tra giống chó đực, để đảm bảo chó cái của bạn được phối giống với một con chó đực khỏe mạnh cho ra đời con có sức khỏe tốt và gen di truyền tốt.
Thời gian mang thai của chó cái khi thai hình thành cho đến ngày sinh nở được xác định trong vòng khoảng 63 ngày, cũng có thể đối với một số trường hợp sẽ chênh lệch trong thời gian từ 55 – 72 ngày, tùy theo giống chó.
Trong thời điểm này chó cái cần phải có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt trong giai đoạn có chửa. Vì trong thời kỳ đầu sau khi phối giống rất khó để nhận biết được dấu hiệu mang thai của chó, nếu không được chăm sóc tốt thì chó cái sẽ rất dễ bị sảy thai. Thông thường chó cái sẽ mang thai sau 1 ngày phối giống.

Chế độ dinh dưỡng cho chó đang mang thai

1. Giai đoạn đầu thai kỳ 1 – 30 ngày đầu

Sau khi chó được phối giống 1 ngày chó đến ngày thứ 30 thì đây là giai đoạn đầu trong thai kỳ, trong thời gian này chó cái chưa có các dấu hiệu mang thai, lúc này chó cái cần được cân chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm chất canxi vào khẩu phần ăn, tránh để chó ăn nhiều chất mỡ, không ăn quá no và quá nhiều, thời điểm này không nên thúc chó tăng cân, đặc biệt chú ý đến việc hoạt động của chó, tránh để tình trạng chó vận động quá mạnh hay làm việc quá nhiều, nên tránh cho chó tiếp xúc với những con chó khác, đặc biệt chó lạ.
Đối với một số con chó trong 3 – 4 tuần đầu mang thai sẽ có hiện tượng biến ăn, tuy nhiên triệu chứng này sẽ sớm kết thúc sau khoảng một tuần. Nếu chó vẫn biến ăn và bỏ bữa thì bạn cần phải đưa chúng đến bác sĩ thú y để thăm khám.

2. Giai đoạn giữa thai kỳ từ 31 – 45 ngày tiếp theo

Từ ngày thứ 35 – 45 của thai kỳ thì trở đi thì cơ thể của chó mẹ mới bắt đầu có những thay đổi rõ ràng hơn như đầu vú phát triển, bụng bắt đầu to ra, chó ăn nhiều hơn, lười vận động và ngủ nhiều hơn, con chó sẽ có những thay đổi lạ trong hành vi, tính tình. Trong thời kỳ này chó mẹ cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như tăng cường chất đạm, chất sắt và các loại rau củ quả, chú ý không cho chó mẹ ăn quá no trong một bữa mà phải chia nhiều bữa nhỏ, cung cấp nước uống đầy đủ cho chó. Đây là giai đoạn mà chó mẹ rất dễ bị sảy thai nếu không được chăm sóc cẩn thận, cần phải chú ý không cho chó vận động mạnh, chạy nhảy quá nhiều, chó và nơi ở của chó cần phải được giữ vệ sinh sạch sẽ.

3. Giai đoạn cuối thai kỳ 46 – 63 ngày cuối

Ở giai đoạn cuối thai kỳ này chó mẹ cần phải được bổ sung loại thực phẩm Mega-cal theo hướng dẫn của bác sĩ thú y, cung cấp thêm chất canxi cho chó từ xương sụn được hầm mềm lấy nước.
Để chó mẹ có thể sinh nở an toàn, thời điểm này chó mẹ cần phải được cách li khỏi những con chó khác trong nhà và tránh tiếp xúc với những con vật khác ở bên ngoài, chó mẹ cần có chế độ tập luyện thể dục và vận động hợp lý như đi bộ hàng ngày để duy trì thể lực và sức khỏe tốt.
Cần đưa chó mẹ đi khám bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe cho chó mẹ và cả thai nhi, bác sĩ sẽ chuẩn đoán thời gian chính xác chó mẹ sẽ đẻ để có thể chuẩn bị tốt cho cuộc sinh nở.
Lưu ý rằng bạn cần phải ghi chép cẩn thận thời gian chó phối giống để theo dõi và tính ngày chó sinh đẻ.
Nguồn: Sưu tầm

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version