Nội dung chính
Bệnh táo bón ở loài chó có thể đe doạ đến tính mạng của chúng nếu như bệnh không được chữa trị một cách kịp thời và đúng cách.
Phân bị khô, cứng cùng với những biểu hiện căng thẳng, đi ngoài một cách khó khăn, lãng tránh hoặc thậm chí là không thường xuyên đi tiêu, tất cả các dấu hiệu trên cho thấy chú cún yêu của bạn đang gặp phải một vấn đề rất trầm trọng đó chính là chứng táo bón.
Chế độ ăn uống đúng cách và một lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa giúp cho chú chó yêu của bạn không phải đối mặt với chứng táo bón và hơn hết là các cảm giác khó chịu đi kèm theo sẽ không thể ảnh hưởng được đến chú chó cưng của bạn.
Nguyên Nhân Hình Thành & Triệu Chứng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chú chó của bạn mắc phải chứng táo bón, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể khiến cho chú chó của bạn dễ gặp phải chứng táo bón :
Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài
Các yếu tố môi trường bên ngoài tưởng chừng như không có gì đáng lo ngại nhưng lại có thể khiến cho chú chó của bạn gặp phải chứng táo bón không mong muốn, có khá nhiều nguyên nhân từ môi trường sống. Sau đây là một vài trường hợp mà ta thường bắt gặp:
-
Chú chó của bạn chẳng may nuốt phải dị vật: xương, thực vật, đất, sỏi, đá. Những dị vật này có thể khiến phân to lên, khô đanh lại và gây táo bón.
-
Một chế đố ăn uống không phù hợp cũng có thể trở thành một tác nhân gây khó khăn cho việc đi ngoài của các chú: chế độ ăn quá nhiều hay quá ít chất xơ.
-
Việc các chú chó bị nhốt hoặc bị xích quá lâu ngày sẽ khiến cho các chú cảm thấy bức bí trong người, dễ dẫn đến căng thẳng và khó chịu. Đó cũng là một trong những nguyên nhân tác động gây nên chứng táo bón.
-
Điều kiện về môi trường hay đồ dùng vệ sinh của các bé (khay/hộp vệ sinh…) cũng là một trong những nguyên nhân cần được lưu ý.
Ảnh hưởng từ bên trong cơ thể
-
Các cơn đau: Nếu chó cảm thấy đau ở hậu môn, vùng gần hậu môn hoặc các chấn thương chỉnh hình gây cản trở đến việc các chú chó “hành sự” . Ngoài ra, viêm khớp cũng khiến cho các tư thế ngồi của chó trở nên khó khăn, từ đó khiến chó ngần ngại trọng vệ sinh.
-
Tắc ruột: quá trình đào thải phân cũng có thể bị trì trệ bởi khối u ( gây đau, rát, vướng víu), lông tóc ( do quấn sít vào nhau, đóng thành búi lông lớn gây tắc ruột, thường xảy ra ở những chú cún lông dài). Đó là còn chưa nói đến các biến dạng nội tạng. Thoát vị xương chậu, tuyến tiền liệt phình to cũng dẫn tới táo bón…
-
Thần kinh cơ cũng có thể là nguyên nhân. Rối loạn thần kinh cơ làm suy yếu chức năng của đại tràng. Dị tật cột sống, đĩa đệm bất thường ở khu vực gần xương chậu cũng dễ gây nên tình trạng gián đoạn quá trình đào thải phân.
-
Rối loạn tiêu hóa: suy tuyến giáp hoặc suy thận có thể làm cho việc tiết dịch tiêu hóa bất ổn định và mất cân bằng điện giải ( tăng hạ kali máu bất thường…) Sự mất cân bằng này gây mất nước, giảm co cơ ruột, kết quả là chó bị táo bón do phân bị trữ quá lâu trong ruột.
Tất cả các nguyên nhân trên đều có thể dẫn đến hiện tượng phân tích tụ lâu ngày trong cơ thể, khiến phân khô cứng lại do quá trình hấp thụ lại nước. Đây là lí do chính khiến chó của bạn bị táo bón.
Cách Hạn Chế/ Ngăn Ngừa Chứng Táo Bón
Vậy làm thế nào để giúp hạn chế khả năng bị táo bón cho vật nuôi của bạn? hãy đọc kĩ và tham khảo các lời khuyên sau nhé!
Thường xuyên đến khám ở các cơ sở thú ý
Việc thường xuyên đến bác sĩ thú y là hết sức cần thiết, ít nhất mỗi năm một lần bạn hãy đưa chú chó của mình đến khám ở các cơ sở thú y. Nếu bạn tuân thủ đúng nguyên tắc này có thể giúp ngăn ngừa một cách tích cực các tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến chứng táo bón cho chú chó của bạn hoặc chí ít sẽ giúp cho việc phát hiện sớm những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh. Các vấn đề như tuyến giáp suy nhược, rối loạn tuyến tiền liệt, thoát vị, sự xuất hiện của các khối u nhọt hoặc các vấn đề liên quan đến thần kinh dẫn đến chứng táo bón ở các cún cũng sẽ dễ dàng được phát hiện hơn. Việc đưa các chú cún đến các cơ sở thú y thường xuyên là hết sức cần thiết, ở đó chú chó của bạn sẽ được các bác sĩ thú y kiểm tra một cách kĩ càng và cẩn thận, từ đó có thể đưa ra được những chuẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh cũng như các phương pháp điều trị kịp thời nhất cho chú chó của bạn, giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm tình trạng táo bón khó chịu này.
Chế độ ăn uống giàu chất xơ
Các bác sĩ thú y thường đưa ra lời khuyên cho những người nuôi chó rằng họ nên lưu ý về một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất xơ có thể tích cực giúp hệ tiêu hoá của các chú chó được hoạt động ổn định và ngăn ngừa chứng táo bón cho các cún. Bí ngô, các loại lúa mì, cám đều là những nguồn cung cấp chất xơ mà bạn có thể trộn thêm vào thức ăn của các chú chó theo như lời khuyên của bác sĩ thú y. Bổ sung các thức ăn giàu xơ trong bữa ăn hằng ngày sẽ giúp làm mềm phân, từ đó mà chú chó của bạn có thể đi tiêu một cách dễ dàng và thoải mái. Bên cạnh đó, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về chế độ ăn uống của các chú chó là hết sức cần thiết và đáng được lưu ý.
Cung cấp đủ nước cho chú chó của bạn
Nước là yếu tố thiết yết cần thiết để giữ cho sự trao đổi chất của các chú chó luôn được ở trong điều kiện thuận lợi nhất và giúp ngăn ngừa chứng táo bón. Người ta thấy rằng ở những chú chó được chủ nuôi dưỡng bởi khẩu phần ăn có tới 78% hàm lượng có chứa nước sẽ giúp chúng ít thiếu nước hơn những chú chó còn lại của những chủ cho thức ăn khô mà hàm lượng nước chỉ chứa từ 7 đến 12 %. Việc luôn có sẵn đồ ăn tươi, nước sạch đầy đủ và cung cấp nước thường xuyên cho những chú chó của bạn, đặc biệt là sau những bài tập vất vả hoặc thời tiết khô nóng là điều hết sức quan trọng trong chế độ chăm sóc cho chú chó cưng của bạn.
Để biết mực nước phù hợp với chó nhà bạn, hãy tham khảo bài viết Lượng Nước Cần Thiết Cho Chó Mỗi Ngày .
Chế độ luyện tập thường xuyên
Một chế độ luyện tập thường xuyên sẽ giữ cho đường tiêu hoá của chú chó của bạn luôn được trong tình trạng hoạt động tốt nhất. Ngoài lợi ích phòng tránh các bệnh về béo phì và các bệnh không mong muốn khác, một chú chó có hoạt động thể chất thường xuyên sẽ có được sự trao đổi chất cao hơn và ít có khả năng bị táo bón. Bạn nên lưu ý, chế độ tập luyện là khác nhau, tuỳ thuộc vào tuổi tác cũng như tuỳ vào giống của chú chó của bạn mà có thể lựa chọn một chế độ luyện tập thích hợp. Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, chơi trò chơi, cho chú đùa giỡn với những chú chó khác…tất cả đều là những phương pháp tốt có thể áp dụng được. Việc tham khảo về chế độ hoạt động, thời gian và tần số cho chú chó của bạn là điều rất cần thiết. Hãy tìm hiểu và lựa chọn sao cho thích hợp với chú chó cưng của mình nhất nhé!
Nguồn: nanapet.com