Cách chăm sóc rau mùa mưa tươi xanh, không bị úng rễ

Trong mùa mưa, rau thường rất khó sản xuất. Đây là thời điểm dễ gây ra ngập úng, sâu bệnh, thối nhũn khiến năng suất rau không cao. Vì vậy cần biết cách chăm sóc rau hợp lý.

Trong mùa mưa diện tích trồng rau bị thu hẹp do thời tiết không thuận lợi, mưa kéo dài gây ngập úng, sâu bệnh dễ phát sinh, nhất là đối với nhóm rau ăn lá. Bên cạnh đó, mùa mưa rau thường khó sản xuất, hay bị dập lá, năng suất thu hoạch rau thấp. Vì vậy, để trồng rau trong mùa mưa đạt hiệu quả cần lưu ý một số cách chăm sóc rau hiệu quả sau đây.

Cách chăm sóc rau mùa mưa tươi xanh, không bị úng rễ - cach cham soc rau mua mua xanh non khong sau benh.02

Công tác làm đất trước khi trồng rau

Do mưa nhiều nên lượng nước mưa tạo dòng chảy hay gây ngập úng cục bộ, cần chú ý chọn vị trí trồng rau nơi gò cao thoát và tiêu nước tốt, nều trồng nơi đất bằng phẳng thì nâng luống cho đất cao khoảng 20-25 cm, kết hợp với việc đào mương thu và thoát nước kịp thời khi mưa lớn. Đa số rau trồng có bộ rễ ăn sâu dưới đất từ 10-15 cm nên khi nước ngập sẽ làm thối nhũn bộ rễ rau.

Chọn loại rau trồng phù hợp với thời tiết

Vào mùa mưa sẽ ít ánh nắng mặt trời làm cho rau trồng sinh truởng kém do lá rau không quang hợp được, có thể trồng các loại rau ăn lá như rau cải… Vì thế nên chọn giống rau ăn lá có thời gian sinh trưởng ngắn mau thu hoạch, nếu trồng các loại rau ăn trái thì trồng trong chậu nhựa hay túi bầu, hay dùng màng phủ che luống đất để chủ động việc chăm sóc và bón phân tưới nước..

Chăm sóc bón phân phòng trừ sâu bệnh

Trồng rau mùa mưa nhớ che thêm lưới khi bắt đầu trồng cây con ra đất, nhằm hạn chế giọt nước mưa rơi trực tiếp làm dập lá rau non, nhất là đối với các loại rau ăn lá. Thường xuyên kiểm tra hái bỏ lá vàng, lá hư và tỉa đi những nhánh bị bệnh để cách ly nguồn bệnh lây lan.

Cách chăm sóc rau mùa mưa tươi xanh, không bị úng rễ - cach cham soc rau mua mua xanh non khong sau benh.01

Chăm sóc rau cẩn thận sẽ cho năng suất cao

Thường xuyên tỉa bỏ bớt chồi, nhánh vô hiệu; bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ ngã. Cắt bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu cách gốc 40 – 50 cm nhằm tạo độ thông thoáng trên mặt liếp, làm giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh, nhất là trên các loại cây như cà chua, ớt…

Cần lưu ý biện pháp phòng trị bệnh thối nhũn (do vi khuẩn gây ra) trên nhóm cây họ thập tự ( bắp cải, súp lơ, cải thảo….). Do đó, cần tăng cường phân bón hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ sinh học. Đặc biệt lưu ý, phải giảm lượng phân đạm bón vào, cân đối bổ sung thêm phân lân và kali.

Nếu sâu bệnh nên nhặt bỏ lá già, nhổ bỏ cây bệnh nặng rồi rắc vôi vào gốc. Phun ngừa bằng thuốc trừ nấm nhóm gốc đồng: Mancozeb, Rovral, Polyram… Đối với bệnh đốm lá, sương mai, thán thư trên dưa leo, khổ qua, cà chua, cà tím có thể sử dụng: Carbendazim, Topsin M, Mancozeb… Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Nguồn: vietq.vn

Thảo luận cho bài: Cách chăm sóc rau mùa mưa tươi xanh, không bị úng rễ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *