Site icon Nuoitrong123

Cách phòng trị chứng Xeton huyết ở Bò Sữa

Cách phòng trị chứng Xeton huyết ở Bò Sữa - cach phong tri chung xeton huyet o bo sua

 

Bệnh thường mắc ở bò sữa có sản lượng cao, thiếu vận động, thức ăn chứa nhiều đạm, mỡ.

Nguyên nhân

– Do phối hợp khẩu phần ăn chưa đúng. Trong khẩu phần ăn thiếu gluxit, nhưng tỉ lệ protit và lipt lại quá nhiều.

– Do kế phát từ chứng đường niệu, do bệnh gan, do thiếu insulin nên sự tổng hợp glycogen kém, cơ thể không giữ được đường.

Triệu chứng

Trong giai đoạn đầu (nhất là đối với bò sữa có sản lượng sữa cao) con vật biểu hiển rối loạn tiêu hóa, thích ăn thức ăn thô, xanh chứa nhiều nước, vật ăn dở, chảy dãi, nhai giả; nhu động dạ cỏ giảm hoặc liệt, giảm nhai lại. Sau đó hiện tượng viêm ruột thể cata, đi ỉa chảy, phân đen, có chất nhày, thỉnh thoảng đau bụng. Con vật gầy dần, sản lượng sữa giảm.

Giai đoạn bệnh tiến triển: Con vật ủ rũ, mệt mỏi, đi loạng choạng, thích nằm lì, mắt lim dim. Con vật có triệu chứng thần kinh bắt đầu bằng những cơn điên cuồng, mắt trợn ngược, đầu dựa vào tường, hai chân trước đứng bắt chéo hay choạng ra, lưng cong, cơ cổ và cơ ngực co giật.

Cuối thời kỳ bệnh: Con vật bị liệt hai chân sau, phản xạ kém, vật nằm lì một chỗ, đầu gục vào mé ngực.

Trong quá trình bệnh nhiệt độ cơ thể thường giảm, thở sâu và chậm, thở thể bụng, tần số mạch ít thay đổi nhưng khi suy tim thì tần số mạch tăng.

Vùng âm đục của gan mở rộng, khám vùng gan con vật có phản ứng đau, gan bị thoái hóa mỡ.

Da rất mẫn cảm, khi chạm vào da con vật có cảm giác đau đớn.

Nước tiểu trong, tỷ trọng nước tiểu thấp, có mùi xeton, lượng xeton trong nước tiểu có thể đạt tới 100mg/lít.

Nguyên tắc điều trị

Cải thiện khẩu phần thức ăn cho gia súc. Cho ăn thức ăn dễ tiêu, giảm tỷ lệ đạm mỡ, tăng cường sự hình thành glycogen để tránh nhiễm độc toan.

Cho gia súc ăn thêm các loại thức ăn như cây ngô, ngọn mía, bã đường, tăng cường hộ lý, chăm sóc, cho gia súc vận động.

Trường hợp bệnh nặng dùng:

+ Dung dịch glucoza 20-40% tiêm tĩnh mạch 200-300ml, vài giờ tiêm một lần.

+ Cho uống nước đường: Hòa 200-400 g đường với 1-2 lít nước ấm, cho uống 2-3 lần trong ngày.

+ Đề phòng nhiễm độc toan: cho uống bicacbonat natri từ 50-100g, cho uống 3-4 giờ một lần.

+ Kích thích nhu động dạ cỏ và nhuận tràng: cho uống natrisulfat 300-500g/con.

+ Trường hợp gia súc điên cuồng dùng:

Chloralhydrat: 10-15g thụt ruột

Chloruacanxi 5-10 %: 100-200ml tiêm tĩnh mạch.

+ Trường hợp bệnh gây nên do thiếu insulin dùng:

Insulin: 40-80 đơn vị, kết hợp với dung dịch glucoza: 20-40%: 200-300ml. Dùng tiêm tĩnh mạch 2 ngày một lần.

+ Kết hợp trợ sức và trợ lực cho gia súc, dùng:

Cafein natribenzoat 20%: 10ml

Vitamin B1 1,25%: 10ml

Tiêm bắp ngày một lần.

Nguồn: 2lua.vn

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version