Bệnh thường xuất hiện sau khi bắp cải đã cuốn, gây hại từ đầu bắp lan dần xuống phía dưới hoặc từ gốc phát triển lên trên.
Ở lá bắp vết bệnh lúc đầu có dạng giọt dầu, dần dần biến thành màu nâu nhạt, mô bệnh nhanh chóng lan rộng và thối nhũn, có mùi khó ngửi. Giới hạn giữa vùng mô bệnh và mô khoẻ phân biệt rõ ràng. Lá ngoài cùng của cây bị héo rũ, buổi sáng và tối có thể phục hồi.
Nếu bệnh tiếp tục phát triển thì lá không thể phục hồi được, héo rũ cụp xuống để lộ rõ bộ phận bắp cải. Lúc này bắp cải dễ gãy, cây đổ ngả trên mặt đất và thối nhanh chóng.
Nếu nhiệt độ và ẩm độ cao thì toàn bộ lá trên cây bị thối nhũn màu nâu. Trong mô bệnh ở lá cũng như ở thân cây chứa đầy chất dính màu vàng xám, đó là dịch vi khuẩn gây bệnh.
Bộ phận mô cứng, dày như rễ và thân già hoá gỗ cũng có thể bị bệnh phá hại, vết bệnh màu nâu đen giới hạn trong phạm vi hẹp, không lan rộng và không thối nhũn điển hình.
Bệnh có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như: Bắp cải, Xà lách, Dưa, Bầu, Bí, Ớt, …
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do vi khuẩn gây ra
Đặc điểm phát sinh, phát triển
Vi khuẩn phát triển thích hợp ở nhiệt độ 27 – 30oC, ẩm độ cao, xâm nhập vào cây qua vết thương.
Mưa nhiều, ruộng thoát nước kém và khí hậu nóng ẩm, bón phân quá nhiều không đúng lúc là điều kiện cho bệnh phát triển thuận lợi. Bệnh tồn tại trên tàn dư cây trồng, trong đất. Một số côn trùng hại rau có thể mang vi khuẩn hoặc gây vết thương tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
Biện pháp phòng trừ
Cát, giữ ẩm kém hoặc bị khô hạn.
Thực hiện chế độ luân canh cây trồng thích hợp như lúa, ngô, đậu, …
Sử dụng phân chuồng hoai mục, khi vun sới không nên cuốc quá sâu, va chạm nhiều vào gốc cây, diệt trừ các loài côn trùng có thể truyền bệnh.
Khi tưới nước cho cây thì nên tưới vào gốc cây hoặc tưới rãnh, …
Trong trường hợp cần thiết, sử dụng thuốc trừ bệnh như: Canthomil 47 WP, Timan 80WP, Alfamil 25 WP, Vimix 13.1 DD.
Nguồn:sưu tầm
Tìm bài này trên Google:
- bệnh thối nhũn bắp cải