Ngải Cứu là một cây quen thuốc với mọi người bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Nếu có kỹ thuật trồng cây, mọi người có thể dễ dàng tự trồng tại nhà bằng chậu, thùng xốp trên ban công hoặc tầng thượng.
Với kỹ thuật trồng cây ngải cứu đơn giản, mọi người có thể trồng vừa làm rau ăn, vừa làm thuốc chưa bệnh
Bộ phận dùng làm thuốc là cành và lá ngải cứu. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khoẻ sau sinh…
Chậu cây trồng
Do trồng cây tại nhà, diện tích ít mà toàn là trồng trên sân thượng, ban công nên sử dụng thùng xốp vừa rẻ vừa tốt cho cây phát triển. Chậu nhựa, sành sứ đắt mà trồng cây không được tốt như thùng xốp. Nếu sử dụng thùng xốp thì không nên đục thủng đáy để thoát nước mà nên đục lỗ ở bên thành thùng xốp để cây luôn có đủ lượng nước và phân bón cần thiết.
Kỹ thuật trồng cây ngải cứu tại nhà có thể tận dụng những thùng xốp không sử dụng
Về đất trồng, phân bón và cải tạo đất
Nếu để trồng rau ăn lá, rau ăn củ, quả thì không nên mua đất có sẵn ở các cửa hàng cây cảnh do giá khá cao mà cũng chỉ trồng được 01 lần đầu. Đất có tốt mấy mà không bón phân, cải tạo đất thì lần sau trồng cũng không tốt.
Do đó nếu tự lấy đất được đất thì khỏi tốn tiền mua, chỉ chú trọng vào khâu làm đất và bón phân hợp lý là được. Cũng như trồng rau ngoài ruộng, người nông dân cần cày bừa kỹ, phơi ải đất rồi bón lót, bón thúc… thì ở nhà cũng làm tương tự.
Ngải cứu rán trứng là một món ăn được nhiều người ưa thích
Đầu tiên, người trồng cần có một lượng đất nhất định (đất phù sa là tốt nhất), đem đập nhỏ nhưng không quá vụn rồi phơi khô (phơi ải) ít nhất 10 ngày để diệt mầm bệnh. Để trồng cây khỏe và lên nhanh cần một hàm lượng phân chuồng hoai như phân bò, phân cá, phân chim, phân vịt… bón bổ sung cho đất trước khi trồng và sau mỗi lần thu hoạch, cải tạo lại đất.
Nếu trồng tại nhà, người trồng có thể tự ủ phân cá (từ phế phẩm cá ngoài chợ) để bón cho đất có đầy đủ dinh dưỡng ban đầu cho cây. Nếu không tự làm được phân cá, có thể ngâm ủ nước tiểu (nước giải) + lân bột rồi pha loãng vào nước lã rồi tưới cho cây. Cây sẽ có tương đối đủ chất để phát triển.
Cách trồng
Cây ngải cứu có thể trồng bằng cách gieo hạt, trồng cây con hoặc cắm cành. Nhưng đơn giản nhất và nhanh nhất là cắm cành. người trồng có thể chặt một đoạn thân cây ngải cứu khoảng 20 – 30 cm và cắm xuống đất. Khoảng một tháng là có thể thu hoạch được.
Cách chăm sóc
Ánh sáng: Đa phần các loại rau đều ưa nắng nên chọn chỗ có đủ ánh sáng (tối thiểu 6h/ngày) để trồng cây mới có hiệu quả.
Nước: Nước rất cần thiết cho cây phát triển nhưng nếu tưới nhiều quá hoặc ít quá cũng đều gây ra một số bệnh như thối rễ ở cà chua, dưa chuột… khi tưới nhiều.
Gà hầm thuốc bắc, ngải cứu vừa là món ăn ngon, vừa là vị thuốc bổ
Phân bón: Phải bón phân cân đối hợp lý, không thừa cũng không thiếu. Tuỳ từng loại cây mà có chế độ bón phân khác nhau. Tựu chung lại thì có vài lần bón như sau: bón lót trước khi trồng cây con bằng phân chuồng hoai mục, phân cá ủ hoai, phân vi sinh.
Bón thúc bằng phân chuồng + phân vô cơ: đạm, lân, kali khi cây chuẩn bị ra hoa và khi cây chuẩn bị có quả. Với mỗi loại cây sẽ cần một lượng phân bón nhất định.
Với rau ăn lá, nói chung chỉ cần tưới nước, nước tiểu ngâm lân là đủ rồi. Hoặc nếu bạn trồng cây lá lớn, có thể mua phân bón lá về bón cho cây, miễn sao trước khi thu hoạch 10 ngày thì ngừng tưới bất cứ thứ gì, trừ nước.
Nguồn: vietq.vn