Là một trong những dạng cây bắt mồi phổ biến nhất, với thế đẹp cùng những chiếc “bình” độc đáo treo lủng lẳng, ngày càng có nhiều người sử dụng cây nắp ấm như một dạng cây cảnh, trồng ven tường rào hoặc trồng thành giàn trên ban công nhà. Vậy đã biết cách trồng và chăm sóc loại cây bắt mồi này hay chưa? Hãy xem chi tiết trong bài viết ngay sau đây của nuoitrong123 nhé!
Đặc điểm sinh học nổi bật của cây nắp ấm
Đặc điểm sinh học nổi bật nhất của cây nắp ấm đó là có “tính động vật”. Nếu như các loài thực vật khác có khả năng tự tổng hợp các chất dinh dưỡng bằng con đường quang hợp thì ở loài cây bắt mồi này, ngoài khả năng trên chúng còn có khả năng bắt và tiêu hóa côn trùng, sâu bọ. Hãy quan sát cây nắp ấm, bạn sẽ thấy rõ hơn điều này: phần mà chúng ta thường gọi là bình hay ấm thực chất là do gân lá kéo dài ra và biến đổi thành. Khi các loài sâu bọ vô tình rơi vào chiếc bình nguy hiểm này, nắp của bình sẽ đóng lại, cây tiết men tiêu hóa côn trùng và biến nó thành chất dinh dưỡng nuôi cây. Thật độc đáo phải không nào?
Cách trồng nắp ấm
Cách trồng cây nắp ấm phổ biến nhất là trồng bằng hạt tuy rằng với con đường này, cây sẽ sinh trưởng khá chậm. Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị chậu trồng, giá thể trồng và ly nhựa trong suốt để úp lên trên sau khi gieo hạt.
Chậu trồng nên có đường kính nhỏ hơn kích thước tán khi trưởng thành của cây nắp ấm vì như thế, các bình lớn sẽ buông thòng trong không trung, trông rất đẹp mắt. Giá thể trồng nên phối cám dừa và cát trắng theo tỉ lệ 4:1, có thể trộn thêm chút nước sạch để tạo ẩm cho giá thể.
Để trồng loài cây bắt mồi này, đầu tiên chúng ta rải hạt lên trên giá thể trồng. Vì hạt nắp ấm rất nhỏ và nhẹ nên sau khi rải, phun sương dưỡng ẩm thì dùng ly nhựa (đục lỗ cho thoáng khí) úp phía trên để giữ ẩm, giữ ấm và ngăn ngừa hạt bay mất rồi đặt chậu ở nơi có nắng nhẹ.
Khoảng 15 ngày sau gieo trồng, cây nắp ấm sẽ mọc mầm, mỗi chiếc lá phát triển sẽ cho một bình và sau khoảng 1 năm, mỗi cá thể sẽ có khoảng 5 bình trông rất đẹp mắt. Lúc này, bạn hãy đánh cây đi trồng riêng lẻ tại các chậu và thông thường sau khoảng 4 năm, loài cây bắt mồi này sẽ sinh trưởng đến kích thước tối đa.
Cách chăm sóc cây nắp ấm
Về chế độ ánh sáng, nắp ấm là cây ưa ánh sáng tán xạ vào phần lớn khoảng thời gian trong ngày, chúng ta chỉ nên để cho cây được chiếu sáng trực tiếp vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều muộn. Để chủ động hơn trong việc điều tiết ánh sáng cho cây, bạn có thể lập màng che lưới vừa để kiểm soát ánh sáng, vừa giúp cây giữ ẩm hiệu quả.
Về chế độ nước, loài cây bắt mồi đáng yêu này thuộc nhóm thực vật ưa ẩm và tối thiểu bạn cần tưới nước mỗi ngày 1 lần cho cây. Đặc biệt, tuy ưa ẩm nhưng cây lại không chịu được ngập úng nên tưới nước dạng phun sương là sự lựa chọn số 1 dành cho bạn.
Về chế độ phân bón, hãy luôn nhớ rằng hầu như cây nắp ấm không cần đến phân bón. Bản thân chúng có khả năng tự cung cấp chất đạm thông qua việc tiêu hóa con môi, sinh trưởng tốt trên môi trường nghèo dinh dưỡng nên bạn không cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. Nếu có, hãy thiết kế đường dẫn côn trùng vào cây để cây có thêm nguồn dưỡng chất từ việc bắt mồi. Theo cách này, chắc chắn cây sẽ phát triển khỏe mạnh và cho bình/ấm to, đẹp như ý muốn.
Về cách lập giàn, khi cây đã lớn, nếu có điểm tựa tường rào, cây sẽ có điểm tựa leo lên nhưng nếu trồng trên ban công, bạn nên lập giàn để cho cây mở rộng bộ tán đồng thời tạo đà cho các bình/ấm buông rủ trong không trung. Ngoài cách lập giàn, bạn còn có thể treo nắp ấm lơ lửng trong không trung, trông cũng rất ấn tượng. Là một trong số các cây cảnh dễ trồng, tuy không có màu sắc sặc sợ nhưng kết cấu lạ mắt của loài thực vật này chắc chắn sẽ làm nên vẻ đẹp rất riêng cho ban công nhà bạn đấy!
>>> Tham khảo thêm nhiều thông tin khác tại đây: https://nuoitrong123.com/ki-thuat-nuoi-trong-cham-soc/ki-thuat-trong-cham-soc-hoa-cay-canh
Trên đây là những chia sẻ của nuoitrong123 về kĩ thuật trồng và chăm sóc nắp ấm, loài cây bắt mồi được được yêu thích nhất hiện nay. Chúc bạn sẽ có một khuôn viên độc và lạ với lựa chọn thú vị này và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết! Trân trọng!