Nội dung chính
Cam thảo dây được trồng rộng rãi bởi các đặc tính chữa bệnh và còn được sử dụng để làm thưc phẩm như bánh kẹo, nước uống, ở Nhật Bản người ta sử dụng để làm mỹ phẩm.
Cây cam thảo đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước để điều trị ho, hen suyễn, khàn giọng. Ngày nay y học tiến bộ đã nghiên cứu ra nhiều tác dụng của Cay cam thao dây như chống viêm, giúp tâm trạng phấn chấn, kháng virus, chống co thắt, va còn có thể bảo vệ màng nhày viêm mạc, có tác dụng điều vị để sử dụng trong các phương thuốc khó uống.
Đặc điểm
Cây cam thảo dây là một loại dây leo , thuộc họ cánh bướm, có tên khoa học là Abrus precatorius Linn..Người dân hay gọi là tương tư đậu, dây cườm cườm,tương tư đằng.
Có nhiều lá nhỏ mọc so le nhau, giống như lông chim. Hoa màu hồng mọc thành chùm, hình cánh bướm
Quả giống quả đậu, trong chứa nhiều hạt. Hạt cam thảo dây có màu đỏ nhìn rất đẹp nhưng có chứa một loại protit độc tên là abrin và một loại glucozit là abralin, hemaglutinin một chất làm vón máu, và một vài loại men khác.
Ở Việt Nam , cam thảo dây trồng nhiều ở các tỉnh miền trung, từ Thừa Thiên Huế đổ vào.
Thường sử dụng lá và rễ, phơi khô, có vị ngọt, tương tự như glyxyrinzin trong cam thảo bắc.
Cách sử dụng.
Dùng trong các đơn thuốc nam để điều vị dễ uống
Người lớn tuổi hay dùng để giải nhiệt, dùng lá và rễ phơi khô để uống hàng ngày.
Khi trẻ nhỏ bị ho ,các bà mẹ sử dụng cam thảo, mật ong hấp cách thủy để tiêu đờm
Dùng lá và rễ giã nhuyễn để trị rắn cắn
Ngày xưa , người ta sử dụng một thang thuốc rất nổi tiếng là ”Tứ quân tử thang” gồm có nhân sâm, thổ phục linh, bach truật, cam thảo giúp tăng cường sức khỏe.
Dùng 8-16g rễ và lá khô sắc uống mỗi ngày chữa ho, cảm sốt, viêm nhiễm.
Nguồn: thaoduocquy.net
Tìm bài này trên Google:
- cay cam thao
- cách trồng cây cam thảo