Cây đước là loài cây rất phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là vùng ngập nước. Không chỉ được trồng làm rừng phòng hộ, nơi cư trú cho các loài động vật, cân bằng sinh thái, cây đước còn có công dụng rất hữu ích trong y học. Để đem lại giá trị kinh tế cao, các bạn cần nắm rõ đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây.
Nội dung chính
Đặc điểm của cây đước
1. Cây đước sống được ở đâu?
Cây đước có tên khoa học là Rhizophora apiculata Blume, thuộc họ đước và được gọi với 1 số tên khác như: Sú, Vẹt, Đước xanh, Trang,… Cây sống chủ yếu vùng ven biển các nước thuộc vùng nhiệt đới như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ,… Tại Việt Nam, cây phân bố dọc bờ biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Kiên Giang và trên các quần đảo như đảo Phú Quốc.
Đước là cây ưa khí hậu nóng ẩm, vùng ngập nước hoặc có thủy triều lên xuống hàng ngày. Đặc biệt, các vùng đất ngập mặn thời gian dài trong năm là nơi rất phù hợp để đước phát triển.
2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển cây đước
Là cây ưa ẩm nên sinh trưởng và phát triển mạnh trong mùa mưa. Khi được 2 tuổi cây đước bắt đầu ra hoa. Thời điểm ra hoa của cây là từ tháng 10 đến 12. Đước kết hợp với các loài thực vật ven biển tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Cây đước thuộc dòng cây gỗ có chiều cao trung bình 10 đến 20m, thậm chí có cây cao đến 30 và đường kính giao động từ 30 – 45cm. Cây mọc thẳng, thân tròn có nhiều vết nứt hình vuông và có vỏ dày màu xám hoặc nâu đen. Trong khi cành cây sần sùi và khá vặn vẹo..
Rễ đước rất đặc biệt, là loại rễ cọc nhưng lại ít phát triển. Tuy nhiên, hệ thống rễ xung quanh thân cây rất phát triển và giúp cây vững chắc. Một cây đước có 8 đến 12 rễ chống với chức năng hút dinh dưỡng, hút nước nuôi cây. Ngoài ra, phần rễ này còn có chức năng hô hấp và mọc ở phần thân ít hoặc không bị ngập nước.
Lá của đước hình mác, mọc đối xứng với nhau và dài từ 7 đến 13cm, rộng từ 4 đến 6cm. Đầu lá thường tròn hoặc tù trong khi gốc lá lại hình nêm. Cuống lá khá mập và có chiều dài từ 1 đến 3cm. Phần gân chính lõm cuống và hằn rõ ở mặt dưới.
Hoa cây đước có màu vàng, mọc thành hình sin và phân nhanh ở các kẽ lá. Quả đước dài và phần đài hình trứng, trong mỗi quả có chứa 1 hạt.
Công dụng của cây đước
Đước đước biết đến là loài cây đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tại nước ta. Được sử dụng để trồng phục hồi rừng ngập mặn ven biển. Thân cây đước được sử dụng làm củi đốt, phần than đốt là mặt hàng được xuất khẩu với giá trị cao. Ngoài ra, thân đước còn được sử dụng để sản xuất đồ nội thất trong gia đình. Phần vỏ của cây được sử dụng trong công nghệ in, thuộc da, nhuộm lưới,…
Bên cạnh các công dụng trên, đước còn được biết với các tác dụng:
1. Cư trú cho các loài động vật
Khi mọc thành hệ thống rừng, cây đước trở thành hệ sinh thái cho các loại động vật như: chim, lưỡng cư, bò sát,… dinh sống. Là nơi cư trú của nhiều loài thủy sản như: cua, cá, tôm, động vật đáy,…
Chưa hết, cây đước còn giúp bảo vệ bờ biển, chống xói mòn, xâm lấn, cố định bãi bồi ven biển, chống sóng thần, gió bão,…
2. Làm rừng phòng hộ, cân bằng hệ sinh thái
Nhờ phát triển được trong môi trường ngập nước, đặc biệt là nước mặn nên cây được giúp người dân bảo vệ vùng nuôi trồng thủy sản ở ven biển. Trở thành rừng phòng hộ, điều hòa không khí, cung cấp oxy, nghiên cứu khoa học. Thậm chí rừng đước tại một số địa điểm còn trở thành khu du lịch sinh thái được yêu thích.
3. Chữa bệnh
Thành phần hóa học trên cây đước rất đa dạng, tùy vào từng bộ phận trên cây có thành phần khác nhau rõ rệt. Ví dụ:
- Vỏ cây: Hàm lượng tanin rất lớn lên tới 60 -65%. Bên cạnh đó còn chứa rất nhiều acid béo dạng ester, pentosan, furfurol. Tro của vỏ cây có tới 70% canxi cacbonat.
- Rễ: chứa nhiều phenol, acid béo dạng ester.
- Lá, quả xanh có 9,1% tanin.
- Quả: ăn được và sử dụng để điều chế rượu vang.
Với hàm lượng chất hóa học rất lớn nên cây đước được ứng dụng trong y học rất nhiều, điều chế các loại thuốc chữa bệnh.
Trong y học hiện đại, vỏ cây có tác dụng chữa các vết thương chảy máu, tiêu chảy, viêm họng, tiểu tiện ra máu,… Tại Ấn Độ, vỏ cây còn được dùng để điều chế thuốc điều trị tiểu đường. Dịch rễ cây có tác dụng kháng nấm.
Trong y học cổ truyền, cây đước có tác dụng hoạt huyết, thu liễm.
Cách trồng cây đước
1. Nhân giống
– Chọn quả: Để nhân giống các bạn cần gom quả đước đã già từ những cây có tuổi đời 10 đến 30 năm, đường kính cây 8 -20cm và cao trên 12m. Cây giống không bị sâu bệnh, sinh trưởng phát triển mạnh mẽ. Nên thu quả đước trong khoảng tháng 7 đến tháng 9 dương. Quả sau khi đã thu về phân loại và chỉ chọn quả to, nguyên vẹn, không sâu bệnh. Không nên bảo quản hạt quá 15 ngày, khi hái về nên đem đi cấy bầu ngay.
– Tạo bầu ươm: Sử dụng túi bầu có kích thước 15x20cm, có đáy, lỗ đục khoảng 0,5cm. Dùng đất pha cát 95% để đóng bầu (đất ngập thủy triều), chỉ nên lấy đất có độ sâu từ 0 đến 20cm. Trộn phân supe lân 3% theo trọng lượng của bầu, 1 đến 2% phân heo đã hoai mục. Luống bầu có kích thước 1x1m, luống cách luống 50cm có rãnh thoát nước. Xếp bầu theo hàng và 2 hàng cách 1 hàng. Vun đất xung quanh bầu để giữ bầu.2 tháng di chuyển bầu 1 lần để rễ không cắm và đất và phân loại cây.
– Vườn ươm: Đặt ở gần vị trí trồng để thuận tiện cho việc vận chuyển. Nên chọn vị trí có thủy triều ngập trung bình/năm, có bờ kè để bảo vệ, tránh xa khu canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc, nguồn bệnh.
Sau khi đã chuẩn bị xong, các bạn cắm quả cây đước vào bầu, mỗi bầu 1 quả sao cho 1.3 trụ mầm nằm trong đất. Nên nhân giống vào ngày râm mát.
2. Kỹ thuật trồng cây đước thành rừng
– Chọn đất trồng: là đất phù sa ngập mặn, đất dạng trầm tích nhiều bùn, đất cát phấn sét, đất phù sa ngập mặn. Đất có độ lún từ 5 đến 30cm, phù hợp nhất từ 15 đến 20cm. Thời gian ngậm nước thủy triều khoảng từ 3 đến 4 giờ 1 ngày. Độ mặn của nước 1 đến 2%.
– Phương thức trồng cây đước:
Có 2 hình thức trồng: trồng thuần và bố trí theo hình vuông hoặc là nanh sấu, trồng hỗn với các loài khác như: mắm trắng, dà quánh, vẹt, đưng.
– Mật độ trồng:
- Đối với trồng rừng thuần trồng 10.000 cây/ha, cây cách cây 1x1m.
- Đối với đất thích hợp có thể trồng 20.000 cây/ha, cây cách cây 0,7×0,7m.
– Thời gian trồng: Trồng từ tháng 7 đến ngày 15 của tháng 10 dương. Thời gian phù hợp nhất là tháng 7 đến tháng 9 dương.
– Kỹ thuật trồng: Khi thủy triều rút nước, sử dụng dây thắt nút và chia thành từng đoạn 1m rồi kéo thẳng và trồng theo đúng khoảng cách. Cách trồng hữu ích nhất là dùng 1 đoạn luồng hoặc tre dài 3m, lắp răng dài 10cm với khoảng cách 1mx1m rồi cào lên mặt đất theo 1 đường thẳng và kéo vuông góc tạo thành ô bàn cờ. Bỏ bầu trước trước khi trồng. Lưu ý không để làm đứt rễ cây đước vì khi trồng bị mặn xâm nhập sẽ rất dễ chết.
Cách chăm sóc cây đước
Trong thời gian nhân giống, các bạn cũng cần chăm sóc cây đước non chu đáo. Hàng ngày tiến hành gỡ bỏ các vật cản, rong, rêu vướng vào quả. Ngoài ra, các loài động vật cũng thường xuyên tấn công và các bạn cần bắt bỏ chúng để không làm hỏng trụ mầm.
Sau khi trồng được 2 đến 6 tháng cần loại bỏ các rong, rêu, tảo bám vào thân hoặc lá cây. Điều này giúp cho cây quang hợp tốt hơn. Nếu có sâu non, cua, còng,… ăn lá cây cần bắt chúng đi.
Có thể sử dụng 1 số chế phẩm sinh học để loại bỏ sâu bệnh như: Virut, Beauverine (B.B), Metarrhizium, Bacilline (B.T),… Chỉ nên áp dụng phương pháp này khi sâu bệnh lan rộng và có nguy cơ phát triển thành ổ dịch.
Cây đước sau khi được trồng, 4 năm đầu đước chưa khép tán các bạn cần loại bỏ các cây gỗ tạp hoặc là thực bì mọc tự nhiên. Đến năm thứ 5, đước đã khép tán thì bắt đầu tiến hành tỉa thưa.
Địa chỉ bán cây đước
Cây đước được bán rộng rãi tại các vườn ươm của các tỉnh. Các bạn có thể dễ dàng mua cây giống với giá từ 10 đến 15.000 đồng/cây. Việc mua cây giống sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức ươm giống.
Hoặc các bạn có thể lên mạng và gõ từ khóa “địa chỉ bán cây đước giống”. Có hàng ngàn kết quả hiện ra. Các bạn có thể thoải mái lựa chọn đơn vị cung cấp cây giống.
Qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho các bạn thêm nhiều thông tin về cây đước, cách trồng và chăm sóc loài cây này. Hy vọng nó sẽ ích cho các bạn.
Xem thêm: