Cầy Hương

Cầy hương phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam châu Á. Ở Việt Nam, cầy hương có ở hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du.

Cầy Hương - cay huong 500x374

 

Trong tự nhiên cầy hương sống đơn độc ở nương rẫy, ven suối, bụi rậm trong rừng, ven đồi. Sinh đẻ vào tháng 4, 5, 6. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 3 – 5 con. Thường đẻ trong hang tự đào hoặc các hốc cây, hang động nhỏ. Tuổi thọ  khoảng 8 – 9 năm.

Cầy hương dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao. Là loại động vật hoang dã thuộc Phụ lục III của Cites.

Cầy hương là loài thú nhỏ, nặng 2 – 5 kg. Thân thon dài 54 – 63 cm. Lông màu xám vàng, có các chấm sẫm màu, dọc sống lưng có các sọc màu nâu hay đen dài từ vai đến mông. Đuôi dài 30 – 43 cm, có 7 khoang màu nâu sẫm. Đầu dài, mõm nhọn; bộ răng 36 – 40 chiếc. Chân ngắn, có năm ngón.

Con đực có tuyến xạ nằm giữa hậu môn và tinh hoàn. Xạ hương là một dược liệu quý, vị cay, tính ấm, mùi thơm mạnh, có tác dụng khai khiếu, trấn tâm, chống độc, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh. Túi xạ của cầy nuôi không thơm như cầy tự nhiên. Thịt cầy hương mềm, thơm, ngọt và ngon, cùng da và xương được dùng như một vị thuốc y học cổ truyền.

Nguồn: vietlinh.vn

Tìm bài này trên Google:

  • cầy hương

Thảo luận cho bài: Cầy Hương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *