Cây Sói Rừng

Cây Sói Rừng tên gọi khác là Sói nhẵn, thảo san hô, sói làng. Tên khoa học là Sarcandra glabra, thuộc họ Hoa Sói.

Cây Sói Rừng - cay soi rung 500x375

 

Đặc điểm hình thái:

Cây cao từ 1 đến 2 mét, thân không có lông, nhánh cây tròn, lá mọc đối, phiến lá bầu dục, có nhiều răng cưa ở mép lá rất lớn. Hoa có màu trắng, lá dạng bông kép, có một nhị, bầu nhụy có hình trứng và không có vòi. Qủa nhỏ và mọng, chín có màu đỏ hoặc gạch đỏ. Cây ra hoa vào tháng 6-7, có quả 2 tháng sau đó.

Đặc điểm phân bố :

Cây sói rừng là giống cây mọc hoang, thường thích mọc ở những nơi ẩm ướt như ven sông suối. Phân bố khá nhiều ở các quốc gia Đông Nam Á và Đông Á, ở Việt Nam cây mọc chủ yếu ở các vùng núi phía bắc như Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Tây..

Thành phần hóa học :

Trong cây có chứa : sesquiterpen, flavonoit, axit fumaric, coumarin, aixt succinic, tinh dầu, các este, phenol, đường, cyanogens…

Công dụng chữa các loại bệnh:

Ung thư tụy, trực tràng, gan, cuống họng, dạ dày.

Lỵ trực trùng, bệnh nhọt, viêm ruột thừa cấp,.

Thấp khớp tạng khớp, đau lưng.

Bảo vệ gan.

Chữa các vết thương ngoài da.

Ngâm rượu rễ cây có tác dụng chữa tức ngực.

 

Một số bài thuốc từ cây sói rừng :

Phòng cảm mạo vào mùa hè nóng bức : 10-15g, 6g kim ngân hoa , nấu uống nước giống như trà.

Chữa đau tức ngực: dùng rễ cây ngâm rượu để uống.

Chữa trị bỏng : bột lá sói rừng, thêm 2 phần dầu hạt sở hoặc dầu vừng, bôi lên chỗ bỏng hằng ngày.

Chữa đau lưng : 10-15g lá sói rừng, sắc chung với nước và rượu uống trong ngày( nước và rượu bằng nhau)

Nguồn: thaoduocquy.net

Thảo luận cho bài: Cây Sói Rừng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *