Chim Bạc Má – Kỹ thuật nuôi và chăm sóc đúng cách

Chim bạc má là một loại chim cảnh có hình dáng nhỏ nhắn, đẹp mắt. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, loài chim này đã gây ấn tượng mạnh với mọi người. Vì vậy, chúng được giới nuôi chim cảnh rất ưa chuộng. Nếu bạn cũng đang muốn sở hữu chú tim bé nhỏ này, đừng quên theo dõi nội dung chia sẻ về kinh nghiệm nuôi và chăm sóc chim bạc bá dưới đây nhé.

Đặc điểm, tập tính của chim

Chim bạc má là loài chim cảnh nhỏ, dễ thương, hình dáng đẹp mắt. Cái tên “bạc má” gắn liền với hình dáng bên ngoài của chúng với 2 đốm trắng ở hai bên bá. Chúng thường xuất hiện ở khu vực quần đảo Sumatra, Malaysia và các nước vùng Đông Dương.

Chim Bạc Má - Kỹ thuật nuôi và chăm sóc đúng cách - chim bac ma la mot giong chim canh nho xinh dep mat

Chim bạc má là một giống chim cảnh nhỏ xinh, đẹp mắt

Ở khu vực miền Bắc và miền Trung của nước ta có 2 loại chim bạc má rừng trông rất giống với loài chim bạc má cản ở nước ngoài. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phân biệt được chúng qua một chỗ màu lông xám hơi sậm màu hơn chim cảnh.

Về hình dáng

Chim bạc má có kích thước khá nhỏ, chỉ tương đương với một con chim sẻ trưởng thành. Mỏ của loài chim này rất to, cứng có lực mổ rất mạnh. Loài chim này hoạt động rất linh hoạt, thường xuyên bay nhảy trong lồng nuôi. Khi trưởng thành, chiều dài cơ thể của chúng đạt khoảng 13cm.

Về màu lông

Loài chim bạc má trắng có bộ lông màu trắng tinh, không xen lẫn hay có sự pha tạp bởi bất kỳ màu sắc nào khác. Mỏ của chim trắng trông giống như quả cà chua mọng đã chín. Đầu của chim mái nhỏ hơn đầu của chim trống. Mỏ của chúng cũng nhạt màu hơn so với chim trống.

Đối với loài chim bạc má xám, phần đầu và lưng được bao phủ bởi lớp lông màu xám. Phần lông dưới bụng có màu xám nhạt hơn. Ở hai bên má của chúng có 2 đốm trắng. Cái mỏ của chim xám có màu đỏ như quả ớt đã chín. Đầu của giống chim trống to hơn chim mái.

Bình thường, việc phân loại chim bạc má trống và chim cái sẽ bắt đầu từ tháng thứ 3. Bởi vì lúc này chúng mới bắt đầu trổ lông và có những hình thái giống riêng biệt. Trong hai loại chim, giống chim xám thường khỏe hơn, có thân hình lực lưỡng hơn. Nhưng xét về giá trị kinh tế thì chim bạc má trắng có giá bán cao hơn vì người chơi chim cảnh ưa chuộng loại này hơn. Vì thế chim bạc má màu trắng thường được khách mua chim quan tâm hơn.

Chim Bạc Má - Kỹ thuật nuôi và chăm sóc đúng cách - chim bac ma mau trang co gia tri kinh te cao

Chim trắng có giá trị kinh tế cao hơn chim xám

Chim bạc má ăn gì?

Thức ăn của chim bạc má không quá phức tạp, chúng cũng ăn uống tương tự như các loài chim khác. Bạn có thể cho chúng ăn các loại hạt ngũ cốc như hạt kê, đậu phộng, hạt thóc,…. Đây đều là các loại hạt dễ tìm, chi phí thấp nên hầu như ai yêu thích chim bạc má cũng đều có thể chăm sóc chúng một cách dễ dàng. Một số người cưng chim, chăm sóc kỹ lưỡng hơn thì họ rang gạo lên, trộn với trứng rồi cho chúng ăn như nuôi chim họa mi.

Nhìn chung, bạn có thể cho chúng ăn thức ăn gì cũng được, miễn sao thuận tiện cho việc tìm kiếm thực phẩm để nuôi chúng. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều thời gian chăm sóc và muốn chim phát triển tốt nhất thì nên rang gạo rồi trộn với trứng cho chúng ăn.

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên ngâm hạt thóc trong vài ngày rồi mới cho chim ăn. Thóc được ngâm nước sẽ căng tròn và mềm hơn, chim ăn dễ hơn và cũng tốt cho hệ tiêu hóa của chúng.

Ngoài ra, để chim phát triển tốt nhất và luôn khỏe mạnh thì bạn nên cho chúng ăn thêm các loại rau xanh như xà lách, cải ngọt, dưa hấu,…

Kỹ thuật nuôi chim bạc má

Chim bạc má là loại chim cảnh nhỏ nhắn, dễ thương có vẻ mong manh nhưng lại rất dễ chăm sóc. Chỉ cần mọi người dành chút thời gian là đã có thể sở hữu được những chú chim xinh đẹp.

Dưới đây là các kỹ thuật nuôi chim bạc má mọi người có thể tham khảo:

Chuẩn bị lồng và ổ đẻ cho chim

Như đã chia sẻ ở trên, chim bạc má trưởng thành chỉ dài khoảng 13cm. Tuy nhiên chúng lại thích sống trong môi trường rộng lớn để thoải mái bay nhảy. Vì thế khi chọn lồng nuôi chim bạn cần chuẩn bị cho chúng chiếc lồng có kích thước lớn.

Nếu sinh trưởng và phát triển trong môi trường tự nhiên loài chim này sẽ đẻ ở các gốc gây, hốc cây, lỗ, hang hoặc những cây đã bị chết khô tạo thành lỗ. Trước khi sinh nở, chúng sẽ tha cỏ rác và lá cây về để lót ổ, giúp giữ ấm cho đàn chim non.

Nếu nuôi lồng, bạn vẫn có thể tạo điều kiện cho chim sinh sản nhưng cần phải thiết kế thêm tổ đẻ cho chúng. Bạn có thể tạo ổ đẻ cho chúng bằng xơ dừa, cỏ khô hoặc rơm khô đã xé nhỏ. Cái nào thuận tiện, dễ tìm thì bạn lấy cái đó để tạo ổ đẻ cho chim.

Chim Bạc Má - Kỹ thuật nuôi và chăm sóc đúng cách - cach nuoi chim bac ma 640x480

Chuẩn bị lồng nuôi rộng rãi cho chim

Cách chăm sóc chim bạc má non

Trong thời kỳ sinh sản, loài chim này không thích ai động chạm vào tổ của chúng. Nếu bạn thường xuyên kiểm tra, nhìn ngó, thăm tổ đẻ thì chim sẽ bỏ tổ, không đẻ nữa. Vì thế để chim bạc má có thể sinh sản như môi trường tự nhiên thì sau khi chuẩn bị tổ đẻ xong cho chim thì bạn để kệ chúng, chỉ cần cho ăn hàng ngày là được. Đến khi trứng nở ra chim non thì bạn mới bắt đầu kiểm tra và chăm sóc thường xuyên hơn.

Thông thường, bước vào tháng tuổi thứ 6 chim mới bắt đầu đẻ lứa đầu. Mỗi lần sẽ đẻ từ 3 – 6 quả trứng. Trứng sẽ được ấp khoảng 16 ngày để nở ra chim non. Chúng sẽ tự ấp và chăm sóc chim non, vì thế chúng ta không cần chăm sóc nhiều.

Đến tháng thứ 3 trở đi, chim non sẽ bắt đầu trổ lông màu. Từ thời điểm này chúng ta mới có thể phân biệt được chim trống và chim mái.

Theo kinh nghiệm của giới nuôi chim cảnh, loài chim này dễ nuôi, dễ chăm sóc hơn nhiều so với chim manh manh hay các giống chim bảy màu. Tuy nhiên nhiều người cho rằng giống chim này ấp và nuôi con không tốt.

Thế nhưng thực tế là kết quả ấp và chăm sóc chim non ở chim bạc má bị ảnh hưởng rất lớn bởi người nuôi chim. Nếu bạn càng chăm sóc, càng thường xuyên lui tới chuồng chim, sờ mó và ổ đẻ của chim thì càng làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và chăm chim non của chim bố mẹ. Vì thế, khi chim đã trưởng thành và chuẩn bị sinh sản, mọi người nên dành không gian thoáng đãng, yên tĩnh, ít người lui tới để chúng chăm sóc chim non tốt nhất.

Giá bán chim bạc má

Hiện nay, giá bán chim bạc má trưởng thành dao động khoảng 150.000vnđ một con. Còn loại đã nuôi được 5 tháng thì giá khoảng 100.000vnđ/ con. Nếu bạn mua theo cặp thì có thể người ta sẽ bán khoảng 300.000vnđ – 400.000vnđ một cặp tùy vào độ tuổi và sắc đẹp của từng cặp.

Chim Bạc Má - Kỹ thuật nuôi và chăm sóc đúng cách - chim bac ma co gia khoang 150 000vnd

Chim bạc má có giá khoảng 150.000vnđ/ con trưởng thành

Nếu có nhu cầu mua chim để thỏa mãn đam mê của người thuộc “hệ” chơi chim cảnh, mọi người nên tìm đến các cơ sở cung cấp chim giống uy tín. Bên cạnh việc được mua chim giá tốt, yên tâm về chất lượng thì bạn còn được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim đảm bảo nhất. Đây mới là những điều thực sự quan trọng để bạn sở hữu được những chú chim bạc má xinh đẹp, khỏe mạnh. Còn giá bán thì ở mỗi đơn vị cung cấp chỉ dao động hơn kém nhau một chút, không đáng kể.

Sự Sinh Sản Của Chim Bạc Má

Chim Bạc Má - Kỹ thuật nuôi và chăm sóc đúng cách - cach nuoi chim bac ma 2 640x432

Chim bạc má sinh sản

Khoảng 6 tháng tuổi, chim mới đẻ lứa đầu. Mỗi lứa nó đẻ 3 đến 6 trứng, ấp 16 ngày thì nở. Chim tự ấp trứng và tự nuôi con , ta khỏi cần nuôi chim vú .

Chim con thường đến tháng thứ ba mới trổ lông màu (đối với chim manh manh xám), từ đó, ta mới phân biệt, được đâu là trống, đâu là mái.

So với, các giống chim bảy màu, và chim manh manh, thì chim bạc má rất dể nuôi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho là giống này ấp và nuôi con dở .

Sự thực, cái nhược điểm đó không phải do, chim mà do ở mình, chim càng đẹp thì càng chăm lo, săn sóc hoài , càng để gần mình hoài, trong khi chim lại muốn thực sự yên tĩnh, muốn váng bóng người, lui tới lâu chừng nào tốt chừng ấy.

Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật nuôi chim bạc má đang được áp dụng rất thành công. Hy vọng đã chia sẻ đến mọi người thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích. Chúc các bạn thành công!

Thảo luận cho bài: Chim Bạc Má – Kỹ thuật nuôi và chăm sóc đúng cách

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *