Có ngưòi nhầm Bí rợ với Bí đỏ và Bí ngô. Bí rợ có lá rất nhám, thùy lá nhọn, cuống hoa có cạnh. Còn Bí đỏ có lá ít nhám hơn, có khiá cạn hay không có, cuống hoa không có cạnh. Còn Bí ngô có lá nhẵn, có thùy, thường có đốm trắng, cuống quả có rãnh, quả có mùi xạ.
Bí rợ có tên khoa học là Cucurbita pepo. L. thuộc họ Bầu bí – Cucur- bitaceae.
1. Mô tả
Dây leo dài thân có 5 cạnh, có lông cứng, dòn trắng, và chia nhiều nhánh. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá có 3 gân chính, hình tim ở gốc, có 3 thùy cạn. hoa đực màu vàng nghệ, hình chùy cao 6-8cm; đài có lông trắng cứng, có 5 lá đài cao 3cm, 3 nhị, bao phấn thành 1 trục cao 2cm vàng. Hoa cái có cuống có 5 cạnh, bầu dưới. Quả rất to, có múi,thịt vàng: hột to, trắng dẹp…
Có ngưòi nhầm Bí rợ với Bí đỏ và Bí ngô. Bí rợ có lá rất nhám, thùy lá nhọn, cuống hoa có cạnh. Còn Bí đỏ (Cucurbita maxima) có lá ít nhám hơn, có khiá cạn hay không có, cuống hoa không có cạnh. Còn Bí ngô (Cucurbita moschata) có lá nhẵn, có thùy, thường có đốm trắng, cuống quả có rãnh, quả có mùi xạ.
Bộ phận dùng: Thịt quả và hạt. Các loại Bí ngô và Bí đỏ cũng được dùng
Nơi sống và thu hái: Cây được trồng ở nhiều nơi lấy quả ăn. Có quả tháng 6-8. Thu hái quả già, lấy thịt quả dùng tươi. Hạt có thể dùng tươi hay phơi khô.
2. Hoạt chất và tác dụng
Trong quả có leuxin, tyroxin, peporesin, vitamin в, nhiều sinh tố A, D.
Quả dùng ăn bổ dưỡng, làm dịu, giải khát, làm mềm, trị ho, nhuận tràng, lợi tiểu. Thường dùng chữa viêm niệu, trĩ, viêm ruột, kiết lỵ, mất ngủ, suy nhược, suy thận, chứng khó tiêu, táo bón, đái đường, chứng bệnh tim. Ta thường dùng ăn trị đau đầu, đau màng óc. Còn hạt được dùng trị giun, không gây kích thích và không độc. Thường dùng hạt trị sán, giun móc, giun đũa.
3. Cách dùng
Quả thường dùng nấu ăn chín. Nước dịch quả uống hàng ngày vào buổi sáng là thuốc nhuận tràng tốt. Dùng ngoài đắp trị bỏng và các loại viêm, áp xe, hoại thư lão suy.
Hạt dùng với liều 20 – 40g hay hơn nữa (bóc vỏ). Ví dụ: để trị giun, lấy 30 – 50g hạt, nghiền ra, lẫn với mật ong, ăn làm 3 lần cách nhau 1/2 giờ. Sau đó 1 giờ, cho uống 1 liều thuốc xổ. Để trị sán, dùng 30 – 100g nhân hạt để sống hoặc rang chín ăn làm 1 lần vào buổi sáng lúc đói. Trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn, nhưng ăn trong nhiều ngày. Nước sắc hạt đã giã và nghiền ra làm thuốc dịu và giải khát.
Nguồn: sưu tầm