Công dụng của cây Giảo cổ lam

Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllun thuộc họ Bầu Bí ( Cucurbitaceae ). Tên gọi ở các nước khác nhau : Trung Quốc là cỏ Trường Sinh, cỏ Thần kỳ; ở Nhật Bản là Phúc âm thảo.

Công dụng của cây Giảo cổ lam - cong dung cua cay giao co lam

 

Giảo cổ lam thích nghi với khí hậu lạnh và ẩm thấp nên thường mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, mọc ở độ cao trên dưới 2000m so với mực nước biển.

Cây  là dạng dây leo thân thảo mảnh, nhờ các tua cuốn ở nách lá mà có thể bám vào các cây khác; lá kép hình chân vịt; là cây đơn tính nên có cây đực và cây cái riêng biệt, cụm hoa màu trắng có hình chùy chứa nhiều cánh nhỏ, cánh hoa rời rạc và dạng hình sao; quả giảo cổ lam hình cầu, đường kính khoảng chừng 5mm-9mm, khi chín màu đen.

Trong cây có khá nhiều thành phần saponin nhiều gấp 3 lần so với nhân sâm và cấu trúc hóa học giống như nhân sâm : ginsenozit, ngoài ra cây còn chứa flavonoid, các axit amin tan trong nước, vitamin và nhiều nguyên tố vi lượng như : sắt, kẽm, photpho, canxi…. Giảo cổ lam hầu như không có độc tính nên không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tác dụng phụ.

Giảo cổ lam theo dân gian có những tác dụng : giảm béo, chống lão hóa, giảm nám sạm da, giảm căng thẳng, chống mệt mỏi, ăn ngủ tốt, kích thích tiêu hóa, tăng cường sức khỏe và tỉnh táo.Theo nghiên cứu khoa học của nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và giáo sư Phạm Thanh Kỳ của Việt Nam đã kết luận.

Giảo cổ lam có tác dụng giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch: chất saponin có khả năng kéo các hạt mỡ tự do trong mạch máu vào cơ thể chuyển hóa thành năng lượng, làm giảm độ nhớt của máu, bào mòn các mảng xơ vữa đông mạch bám trên mạch máu, tăng cường máu lưu thông giúp tinh thần sảng khoái, tỉnh táo.

Giảo cổ lam có tác dụng bình ổn đường huyết, điều tiết insulin hỗ trợ chữa trị đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 : nghiên cứu cũng chỉ ra trong cây có một phần saponin mới có tên : Phanoside nhạy cảm với từng nồng độ glucose do đó điều tiết lượng insulin thích hợp.

Giảo cổ lam giúp giảm béo : do cơ chế hoạt động của saponin là tẩy rửa các chất béo mà làm giảm đáng kể những khối mỡ dư thừa trong cơ thể, giúp điều trị các chứng bệnh béo phì do rối loạn lipit, tế bào tái hoạt động bình thường, từ đó kéo dài tuổi thọ..

Flavonoid là chất có khả năng chống độc, kháng viêm, hủy diệt sự sống của các tế bào ác tính mà không ảnh hưởng tới các tế bào lành lặn từ đó tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa và kháng u.

Một thành phần nữa trong giảo cổ lam là : Polysaccharid có khả năng chữa được bệnh ung thư các loại : ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Giảo cổ lam được sử dụng trong các bệnh viện ở các nước trên thế giới để giúp các bệnh nhân tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

Cách sử dụng:

Giảo cổ lam dùng bình ổn huyết áp : vì cây có tác dụng điều tiết lượng glucose nên tốt cho cả bệnh nhân huyết áp cao và huyết áp thấp nhưng nên uống khi no sau khi ăn sáng và ăn trưa. Mỗi ngày nên dùng 4gr hoặc 10gr hãm với nước sôi rồi uống như trà. Không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Nguồn: thaoduocquy.net

Thảo luận cho bài: Công dụng của cây Giảo cổ lam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *