Giá trị dinh dưỡng của cây Hoàn Ngọc

Có hàm lượng lớn nhất là 2 chất lupeol và betulin. Đây là 2 chất tritecpen có phổ hoạt tính sinh học rộng, đã có rất nhiều công trình khoa học trên thế giới công bố về hoạt tính sinh học của các chất này

Lâu nay người tiêu dùng đã khá quen thuộc với sản phẩm trà Hoàn Ngọc trên thị trường, nhưng có thể chưa phân định được tác dụng khác nhau giữa lá và rễ cây hoàn ngọc. Theo các nhà khoa học, quá trình nghiên cứu các thành phần của cây hoàn ngọc, đã phân định được những chất khác nhau và có tác dụng khác nhau từ lá và rễ…

Giá trị dinh dưỡng của cây hoàn ngọcTheo TS Nguyễn Thị Minh Hằng – Viện Hóa sinh biển: Cây Hoàn Ngọc có tên khoa học là (Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Raldk.) đã được sử dụng trong dân gian từ rất lâu để chữa một số bệnh. Bộ phận được sử dụng chủ yếu trong dân gian là lá cây. Từ năm 2007, DNTN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh đã phối hợp với Viện Hóa sinh biển để nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây hoàn ngọc.

Trong quá trình nghiên cứu, từ rễ cây hoàn ngọc, các nhà khoa học của Viện Hóa sinh biển đã phân lập được một số chất có khả năng kháng u thuộc lớp chất tritecpen. Có hàm lượng lớn nhất là 2 chất lupeol và betulin. Đây là 2 chất tritecpen có phổ hoạt tính sinh học rộng, đã có rất nhiều công trình khoa học trên thế giới công bố về hoạt tính sinh học của các chất này.

Trên cơ sở các kết quả đã nghiên cứu về thành phần hóa học của rễ cây hoàn ngọc, trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ tạo chế phẩm hỗ trợ phòng chống khối u từ cây hoàn ngọc” các nhà khoa học đã xây dựng một quy trình chiết xuất được chế phẩm trong đó có tổng hàm lượng lupeol và betulin lớn hơn 80% và đã thử khả năng kháng u của chế phẩm này cùng một số chế phẩm khác từ cây hoàn ngọc.

Bà Bùi Kim Nga, giám đốc DNTN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh cho biết, lá và rễ cây hoàn ngọc đều đã được nghiên cứu về hoạt tính. Tác động của lá và rễ có những ứu thế khác nhau. Dịch chiết 80% etanol của lá hoàn ngọc khô đã được nghiên cứu sơ bộ về độc tính. Kết quả cho thấy dịch chiết này không thể hiện độc tính cấp và bán cấp trên chuột thực nghiệm ở các liều 1000 mg/kg chuột và 2000 mg/kg chuột qua đường uống và không thể hiện độc tính đối với các tế bào lành tính ở nồng độ 50 µg/mL.

Trước đây dân gian dùng lá cây để khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, mệt mỏi, người già, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức, khủng hoảng về tinh thần và thể lực; chữa cảm cúm, rối loạn tiêu hóa; chấn thương, dùng như nước uống và thuốc đắp. Hoàn ngọc có thể chữa viêm loét đại tràng, trĩ nội; đau gan xơ cổ trướng, viêm đường tiết niệu; đau mắt đỏ, mắt trắng, đau không rõ nguyên nhân…

Nhóm của PGS. TS Nguyễn Văn Hùng, Viện Hóa học (Viện KHCN Việt Nam) nghiên cứu từ lá cây hoàn ngọc thu hái tại Hà Nội đã phân lập được các chất β- sitosterol, phytol, 3-O-(β-D-glucopyranosyl)-sitosterol, hỗn hợp stigmasterol và poriferasterol, 1-triacoltanol, glycerol 1-hexadecanoate, axit palmitic và axit salicylic.

Còn nghiên cứu từ rễ cây hoàn ngọc thu hái tại vườn trồng của DNTN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh đã phân lập được một số hợp chất tritecpen có hoạt tính sinh học giá trị là lupeol, betulin và lupenone. Rễ cây cũng chứa một số tritecpen khác là epifriedelanol và axit pomolic với hàm lượng nhỏ. Ngoài ra, nó còn chứa một số chất thuộc các lớp chất khác như b-sitosterol, b-sitosterol glucoside… Hai thành phần chính của rễ cây cũng đã bước đầu được nghiên cứu về hoạt tính gây độc tế bào đối với ba dòng tế bào ung thư vú MCF-7, ung thư gan Hep-G2 và ung thư biểu mô KB. Betulin có hoạt tính trên cả ba dòng tế bào được thử MCF-7 (IC50 6,65 µg/ml), Hep-G2 (IC50 32 µg/ml) và KB (IC50 26 µg/ml), còn lupeol có tác dụng đối với dòng tế bào ung thư vú MFC-7 với IC50 là 18,29 µg/ml.

Năm 2010, P. Padee và cộng sự ở Trường Đại học Mahasarakham, Thái Lan đã nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của cao dịch chiết 80% etanol lá cây hoàn ngọc trên chuột bị bệnh tiểu đường bình thường và chuột bị bệnh tiểu đường do streptozotocin. Kết quả cho thấy, dịch chiết đã có tác dụng hạ đường huyết trên chuột bị tiểu đường. Dịch chiết cũng có tác dụng ngăn chặn các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra và tăng cường chức năng của gan và thận.

Năm 2011, nhóm nghiên cứu của P. Khonsung ở Đại học Chiềng Mai, Thái Lan đã cho biết dịch chiết nước của lá cây hoàn ngọc tươi có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim.

8 axit amin thiết yếu tạo nên giá trị dinh dưỡng của cây hoàn ngọc

Axit amin là thành phần chính tạo nên giá trị dinh dưỡng riêng biệt của các phân tử protein, rất cần thiết cho sự sống. 8 loại axit amin thiết yếu có trong cây HN cụ thể là:

1. Phenylalanine: Bồi bổ cho não, tăng cường trí nhớ, tác động trực tiếp đến não bộ, tạo ra vitamin D nuôi dưỡng làn da.

2. Lysine: Giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe, duy trì trạng thái cân bằng nitơ có trong cơ thể, tránh dãn cơ, mệt mỏi; giúp cơ thể tạo ra chất kháng thể và điều tiết hormone truyền tải thông tin.

3. Leucine: Rất quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu; tốt cho bệnh nhân mắc chứng “hyperglycemia” hoặc những người mong muốn đốt cháy chất béo nhanh chóng. Hơn nữa, loại axit amin này còn có chức năng duy trì lượng hormone tăng trưởng để thúc đẩy quá trình phát triển mô cơ.

4. Isoleucine: Đóng vai trò sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe sau thời gian luyện tập thể dục thể thao. Giúp điều tiết lượng đường glucose trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.

5. Threonine: Hỗ trợ hình thành collagen và elastin – hai chất liên kết các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, nó rất tốt cho hoạt động gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng chất.

6. Valine: Axit amin này chữa lành tế bào cơ và hình thành tế bào mới, đồng thời giúp cân bằng nitơ cần thiết. Ngoài ra, nó còn giúp phân hủy đường glucose trong cơ thể.

7. Tryptophan: Có hai chức năng quan trọng, một là được gan chuyển hóa thành niacin (vitamin B3), hai là cung cấp tiền chất của serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp cơ thể điều hòa sự ngon miệng, giấc ngủ và tâm trạng.

8. Methionine: Chứa lưu huỳnh có tác dụng bảo vệ đặc hiệu tế bào gan, chống nhiễm độc. Methionine còn được dùng như một yếu tố ngăn ngừa tế bào gan thoái hóa mỡ.

Nguồn : Báo Khoa hoc pho thong

Thảo luận cho bài: Giá trị dinh dưỡng của cây Hoàn Ngọc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *