Các bệnh nhiễm trùng gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra do Staphylococcus, Streptococcus, E. coli… Vi khuẩn xâm nhập trong các trường hợp thiến hoạn, gia súc cắn mổ nhau, môi trường mất vệ sinh.
Sau khi sinh đẻ, các loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong cơ quan sinh dục, gây hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể. Ngoài ra, các dịch sản sinh trong quá trình sinh đẻ là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển, gây ra quá trình sinh mủ trong cơ quan sinh dục, dễ dàng dẫn đến cơ thể bị nhiễm độc.
Các bệnh nhiễm khuẩn thường xảy ra sau các phẫu thuật nếu như không bảo đảm vô trùng trong phẩu thuật và giữ vệ sinh sạch sẽ sau phẫu thuật.
Do các vết thương ngoài da, sây sát, bỏng, dự ứng… và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua vết thương. Nếu không điều trị kịp thời, con vật sẽ chết do nhiễm trùng huyết hay huyết nhiễm mủ.
1.Triệu chứng
Con vật mệt mỏi, ăn ít, có con sốt cao, nhiễm khuẩn nặng gây rối loạn tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, nhất là rối loạn trao đổi chất.
Nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ giảm sức đề kháng, dễ nhiễm khuẩn thứ phát và có thể chết do nhiễm trùng huyết hay huyết nhiễm mủ.
2.Điều trị
– Rửa vết thương bằng các dung dịch thuốc tím 0,1%, Rivanol 1-2% hoặc nước oxy già (H2O2) 1%.
– Xoa lên mặt vết thương bằng các thuốc sau:
Mỡ kháng sinh, bột Sulfamid, dung dịch Lugol 0,1%
Hay hỗn hợp: Sulfamid 9 phần, Iodoforme 1 phần, Vaselin vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
Hoặc: Sous nitrat bismuth 2 phần, Sulfamid 1 phần, Vaselin (hay dầu parafin) vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
3. Một số bài thuốc đông y
Bài 1: Có thể thay thuốc đỏ bôi tại chỗ
Tô mộc (gỗ vang) 200g
Trầu không 200g
Phèn chua 200g
Tô mộc chẻ nhỏ nấu với 1 lít nước, lấy 500ml dịch. Trầu không thái nhỏ đun với 1 lít nước, lấy 500ml. Trộn 2 dung dịch thuốc với nhau sau đó hòa tan 20g phèn chua vào đun sôi cho tan hết phèn, đóng chia dùng dần. Sau khi rửa sạch vết thương nhiễm trùng bằng nước muối 1-2%, thấm khô vết thương, dùng bông tẩm dung dịch thuốc bôi vào hoặc đắp vào vết thơơng ngày 2 lần đến khi khỏi.
Bài 2: Lá mỏ quạ: 200g
Rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp vào vết thương mỗi ngày 1 lần.
Bài 3:
Lá sài đất 50g
Lá tâm biến (cây sống đời) 50g
Rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào vết thương, ngày thay một lần.
Nguồn: Sưu tầm