Sử dụng cây treo ban công là một trong những giải pháp thông minh vừa giúp tận dụng không gian, vừa tiết kiệm tối đa diện tích, lại tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, thanh thoát cho khuôn viên tầng thượng. Vậy bạn đã biết cách trồng hoa treo ban công? Hãy tham khảo quy trình mà nuoitrong123 giới thiệu liền sau đây để có được kiến thức cơ bản nhất về vấn đề này nhé!
Công tác chuẩn bị
Trong cách trồng hoa treo ban công, bạn không thể bỏ qua khâu chuẩn bị. Những đồ dùng, vật dụng chúng ta cần chuẩn bị bao gồm:
- Bình tưới nước
- Kéo cắt tỉa cành
- Xẻng hoặc bay để xúc đất/cát/phân bón
- Chậu trồng
- Cây trồng
- Đất trồng
Đối với bước này, việc chuẩn bị chậu/giỏ treo; cây trồng và đất trồng đóng vai trò quan trọng nhất:
Với cây trồng, những loại hoa phù hợp để treo trên ban công là loài thân rũ, thân bò hoặc thân bụi, có cành buông thả mềm mại, cho hoa rực rỡ và dễ chăm sóc như dạ yến thảo, hoa pansy, mai hoàng yến, dây kim đồng, thanh tú, … là lựa chọn phù hợp. Lưu ý, với những cây thân bụi, tán tỏa tròn, chúng ta không nên treo dọc lan can mà treo lủng lẳng trong không trung để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ tán.
Với chậu trồng, lựa chọn lý tưởng dành cho bạn là các giỏ nhựa hoặc giỏ gốm đục lỗ, có khả năng thoát nước tốt (ưu tiên loại chậu có đĩa đỡ phía dưới để hứng nước dư thừa). Với kệ treo, nên chọn loại làm bằng sắt hoặc inox, được gia cố chắc chắn.
Với đất trồng, do hấp thụ dĩnh dưỡng thụ động, lại treo lơ lửng trên cao nên trong cách trồng hoa treo ban công, chúng ta nên chọn loại đất mùn nhẹ, tơi xốp, vừa có khả năng thoát nước, vừa có khả năng giữ ẩm. Cũng theo đó, bạn nên bố trí lót dưới đáy chậu mùn cám, tro hoặc vỏ trấu hay phân chuồng hoai mục.
Xác định vị trí trồng hoa
Có 4 vị trí trồng hoa treo ban công phổ biến, một là dọc lan can ban công, 2 là hai góc ban công; 3 là treo thành giàn dọc hai bên tường ban công và 4 là làm thành gian treo phía trên ban công. Với những cây trồng góc và dọc lan can nên ưu tiên loài ưa sáng. Với khu vườn đứng nên ưu tiên loài ưa bóng hoặc chịu bóng. Với những cây treo trên giàn, nếu giàn có mái che thì ưu tiên cây ưa bóng còn nếu ban công không có mái che thì nên chọn cây ưa sáng.
Cách trồng hoa treo ban công
Trong cách trồng hoa treo ban công, đầu tiên chúng ta cần lót dưới đáy chậu xơ dừa hoặc mùn cưa, sau đó trộn đất mùn với phân chuồng hoai mục và xơ dừa/vỏ trấu theo tỉ lệ: 7 : 3 : 1, gieo hạt hoặc giâm cành sâu 5 đến 7 cm so với mặt đất rồi tưới nước đều lên bề mặt. Đợi khi chậu thoát nước khô ráo thì tiến hành treo chậu lên các vị trí đã định trước.
Chăm sóc hoa treo ban công
Khi chăm sóc hoa treo ban công, vì nằm lơ lửng trên không trung nên điểm chúng ta cần đặc biệt lưu ý chính là chế độ tưới nước. Hoa treo thường mất nước nhanh hơn và dễ thất thoát nước ra ngoài môi trường nên bạn cần tưới nước thường xuyên để cây đủ ẩm đồng thời tưới dạng phun sương để tránh hiện tượng nước rỉ xuống phía dưới giỏ/chậu treo.
Về nguồn phân bón, bạn nên ưu tiên phân nhả chậm hoặc phân chuồng khô mục. Đây là hai loại phân vừa cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường vì quá trình phân giải khoáng của chúng diễn ra đồng điệu với cường độ hấp thụ dinh dưỡng khoáng của cây. Vào thời điểm mới gieo trồng, chúng ta nên bón thúc dưới chân rễ hoặc cách gốc 5 đến 10 cm. Chu kỳ bón phân là tháng/lần và trong thời điểm cây phân chồi nụ, hãy tăng cường tần suất bón phân để cây phân nhiều nụ hoa nhưng khi chuẩn bị nở hoa, hãy hạn chế bón phân để thúc hoa nở.
>>> Tham khảo ngay: Top 10 cây treo ban công là gia vị tốt cho sức khoẻ
Thêm một vài lưu ý, vào mùa hè, dù cây ưa sáng hay ưa bóng cũng nên hạn chế ánh sáng trực tiếp, đặc biệt là buổi trưa. Bạn có thể dời cây đến nơi khuất nắng rồi treo lại khi trời dịu nắng. Ngoài ra, với những cây có bộ rễ phát triển mạnh thì đến thời điểm thích hợp, chúng ta cần thay chậu cho cây để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tối ưu.
Trên đây là những chia sẻ của nuoitrong123 về cách trồng hoa treo ban công. Chúc bạn sẽ có một ban công nhà đẹp thơ mộng với gợi ý vàng này và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết! Trân trọng!