Kĩ thuật nhân giống Cam Quýt

Cam quýt không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là lúc sáng sớm hoặc xế chiều.

Kĩ thuật nhân giống Cam Quýt - ki thuat nhan giong cam quyt

1. Yêu cầu sinh thái

– Nhiệt độ: Cam quýt có thể song và phát triển ở 13°C-39ºC, thích hợp nhất từ 23-29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết -5ºC. Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và phát triển của trái. Ở ĐBSCL do có nhiệt độ cao và ẩm độ thấp nên trái thường chín sớm, vị ngọt, nhưng vỏ có màu sắc không đẹp.

– Ánh sáng:
Cam quýt không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là 10000-15000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều  ở Việt Nam).

– Lượng nước: Cam quýt cần khoảng 1000-2000mm/năm và phân bố đều trong năm.

– Đất đai: Đất trồng cam quýt phải có tầng canh tác dày 0,5-1m. Đất thịt pha, thông thoáng,thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp cho cam quýt.

2. Một số giống trồng phổ biến

Cam mật: Dạng trái tròn, vỏ dày 3-4mm, màu xanh đến xanh vàng, thịt trái vàng cam, ngọt đậm, khá nhiều nước. Tuy nhiên nhiều hạt (13-20 hạt/trái), trọng lượng trung bình 20g/trái.

Cam sành: Dạng trái hơi tròn,vỏ trái dày, sần sùi, thịt trái màu cam, khá nhiều nước, ngon ngọt nhiều hạt (15 hạt/trái). Trọng lượng trái trung bình 200-250g/trái.

Quýt tiều: Dạng trái tròn,dẹp 2 đầu, khá dể bóc vỏ, thịt trái màu cam hoặc vàng cam, khá ráo nước, ngọt có pha vị chua, số hạt trên trái nhiều (12-15 hạt/trái), trọng lượng trái trung bình 140-170g/trái.

Quýt đường: Dạng trái tròn,vỏ mỏng, màu xanh đến xanh vàng, dễ bóc vỏ, thịt trái màu cam ngọt đậm, số hạt trên trái nhiều (7-11 hạt/trái). Trọng lượng trái trung bình 150-200g/trái.

3. Phương pháp nhân giống

Có 2 phương pháp thường áp dụng:

Chiết cành:

Chọn cây mẹ có năng suất cao, ổn định, không có triệu chứng bệnh greening hoặc phytophthora sp (quan sát bằng mắt). Chọn cành bánh tẻ (không già, không non), sinh trưởng tốt, vị trí ở ngoài trảng.

Ghép mắt:

+ Gieo gốc ghép (hạt) khoảng 10-12 tháng có đường kính 1 cm là tiến hành ghép được. Gốc ghép phải mọc thẳng, không dị dạng và sâu bệnh (hạt giống làm gốc ghép có thể là cam mật, cam 3 lá , volkameriana, citrange carrizo, quýt Cleopatra,…).

+ Chọn nhánh ghép
: Chọn cây mẹ tốt, tương đối sạch bệnh, chọn nhánh mọc ngoài trảng,sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa nhỏ hơn miệng ghép, chú ý không để mắt ghép bị dơ, dập bể.

Hiện nay, cam quýt thường được nhân giống bằng 2 phương pháp trên. Tuy nhiên một so bệnh như: Tristeza,greening, virus đều lây lan qua mắt ghép, cành chiết. Vì vậy, để cây giống được sạch bệnh và khỏe mạnh chúng ta cần phải sản xuất cây giống bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng (shoot tip-grafting):

– Vi ghép là một kỷ thuật đòi hỏi sự chính xác, trong đó mắt ghép và gốc ghép đều được nhân lên trong ống nghiệm và thực hiện trong điều kiện vô trùng.

Do đó vi ghép có ưu điểm như sau:

– Các cây con sau khi vi ghép hoàn toàn sạch bệnh.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Kĩ thuật nhân giống Cam Quýt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *