Cách nuôi rắn ri voi tại nhà đơn giản cho năng suất cao

Ri voi là một trong những loại rắn miền Nam đang được tiêu thụ khá mạnh trên thị trường. Thực tế đã có rất nhiều hộ gia đình thành công trong mô hình nuôi loài động vật lấy thịt này, mặc dù chỉ chăn nuôi đơn giản trong khay, trong khạp mà thôi. Sau đây, Lamsao sẽ hướng dẫn bạn ‘tất tần tật’ các khâu trong cách nuôi rắn ri voi nhé.

Cách nuôi rắn ri voi tại nhà đơn giản cho năng suất cao - cach nuoi ran ri voi nang suat cao 500x350 jpg

Cách nuôi rắn ri voi đơn giản cho lãi cao!

Chọn giống

Giống rắn ri voi thường có vào mùa sinh sản khoảng tháng 3 âm lịch, bạn nên chọn những con mới đẻ, giống nhỏ chỉ khoảng 50 con/kg là ổn. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn có thể tìm bắt giống trong tự nhiên vào đầu mùa mưa thì việc chăn nuôi sẽ lại càng dễ dàng hơn nữa.

Cách nuôi rắn ri voi tại nhà đơn giản cho năng suất cao - cach nuoi ran ri voi nang suat cao 1 500x375 jpg

Giống rắn ri voi

Kỹ thuật nuôi rắn ri voi

Rắn con sau khi bắt về cần được chăm sóc theo chế độ riêng với mật độ chỉ khoảng 30 – 40 con/m2. Sau khi chúng đã cứng cáp, bạn có thể nuôi trong ao, mương, khạp, lu, hoặc xây bể xi măng… tuỳ theo điều kiện tại nhà, miễn là nơi nuôi nằm gần nguồn nước sạch để bạn có thể thay nước một cách dễ dàng.

– Nuôi trong khạp da bò: Mật độ nuôi khoảng 10 con nhỏ/khạp, đến khi rắn đã lớn thì bạn san bớt ra và duy trì mức 7 con/khạp là được nhé.

– Nuôi trong bể xi măng, khạp, lu: Thành nuôi cao khoảng 0,7 – 0,8 m. Bạn cho vào đó một ít đất bùn, đất thịt với độ dày 0,1 – 0,2 m, tiếp đến là thả lục bình đến 1/2 bể để làm nơi cho rắn trú ngụ, sau đó đổ vào một lớp nước cao khoảng 0,2 – 0,3 m rồi thả rắn vào nuôi.

Cách nuôi rắn ri voi tại nhà đơn giản cho năng suất cao - cach nuoi ran ri voi nang suat cao 2 500x375 jpg

Nuôi rắn ri voi trong bể xi măng

– Nuôi trong ao: Ao nuôi nên sâu 1,3 – 1,5 m, rộng từ 50 m2 trở lên và có lớp bùn dưới đáy dày 10 – 20 cm mới hiệu quả. Trước khi thực hiện cách nuôi rắn ri voi trong ao, bạn thả vào đó một ít bèo, lục bình, rau ngổ, rau muống (lưu ý là diện tích thả không quá 4/5 diện tích bề mặt ao). Đồng thời, bạn cần bịt kín các hang mọi, dùng lưới vây xung quanh để rắn không bò ra ngoài được và tuyệt đối không để bờ đất còn lại nhiều vì rắn sẽ chui vào hang, không chịu ra ngoài để ăn

Cách nuôi rắn ri voi tại nhà đơn giản cho năng suất cao - cach nuoi ran ri voi nang suat cao 3 500x363 jpg

Nuôi rắn ri voi trong ao

Ngoài cách nuôi rắn ri voi truyền thống trên, hiện nay, nhiều hộ gia đình lựa chọn mô hình nuôi rắn thương phẩm bằng cách mua giống với trọng lượng 600 – 800 gr/con rồi vỗ béo trong khoảng 1 – 3 tháng cho đến khi mỗi con đạt trọng lượng trên 1 kg thì xuất bán. Lợi nhuận nuôi rắn thương phẩm thường cao hơn 2 – 3 lần so với cách nuôi truyền thống, trong khi lại còn tiết kiệm được công sức và thời gian nữa.

Lựa chọn thức ăn

Thức ăn cho rắn ri voi là những loài động vật tươi sống như ếch, nhái, nòng nọc, lươn con, các loại cá không vảy/vảy nhỏ và các loại trùng… Khi cho ăn hằng ngày, bạn chỉ cần thả vào một lượng thức ăn bằng 3 – 5 % trọng lượng của rắn, tránh việc cho quá nhiều dẫn đến dư thừa và thối nước. Theo tính toán của các chuyên gia thì cứ ăn được khoảng 3 – 4 kg thức ăn thì rắn sẽ tăng trọng được 1kg.

Cách nuôi rắn ri voi tại nhà đơn giản cho năng suất cao - cach nuoi ran ri voi nang suat cao 4 500x375 jpg

Thức ăn cho rắn ri voi

Để chuẩn bị thức ăn cho rắn ri voi, bạn có thể bắt các loài động vật trên trong tự nhiên, hoặc tiến hành nuôi nguồn thức ăn ngay tại ao nhà, vừa tận dụng được thức ăn còn thừa, vừa giảm sự ô nhiễm nước, vừa tạo nguồn thức ăn tại chỗ cho rắn luôn nhé.

Cách chăm sóc rắn ri voi

Để chăm sóc tốt cho rắn ri voi, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Thay nước thường xuyên (khoảng 1 – 2 tuần thay một lần) để đảm bảo nguồn nước sạch cho rắn phát triển.
  • Khi thấy rắn lột da và mặt đục đi thì không cần phải quá lo lắng vì đó là hiện tượng bình thường trong quá trình nó lớn lên.
  • Ủ lá chuối khô ở chỗ nuôi để rắn trú ngụ sau khi ăn. Khi đó, chúng sẽ ít đánh nhau và nhanh lớn hơn.
  • Khi rắn bị bệnh hay bị thương thì bạn cần mang chúng ra để nuôi và chăm sóc riêng cho đến khi khoẻ lại.

Cách nuôi rắn ri voi tại nhà đơn giản cho năng suất cao - cach nuoi ran ri voi nang suat cao 5 499x378 jpg

Chăm sóc riêng cho rắn ri voi bị bệnh

– Khi gặp hiện tượng rắn biếng ăn thì bạn cần thay đổi loại thức ăn để đổi vị cho chúng. Đồng thời bổ sung thêm các loại thuốc kích thích ăn và tăng trưởng như vitamin C hay B complex…

Đề phòng và điều trị bệnh cho rắn

Trong quá trình thực hiện cách nuôi rắn ri voi, bạn sẽ vấp phải một số loại bệnh thường gặp ở rắn như xây xát và lở miệng,  sình bụng, bỏ ăn do bệnh đường ruột hay nấm miệng… Khi đó, bạn cần có cách điều trị phù hợp để rắn mau chóng khoẻ trở lại. Cụ thể như sau:

– Khi rắn bị xây xát, lở miệng do vi khuẩn tấn công, bạn trộn Streptomycine với nước cất rồi bôi vào vết thương của chúng. Đồng thời cũng tiến hành xử lý nguồn nước nhiễm khuẩn bằng muối.

– Khi rắn bị sình bụng, bỏ ăn do bệnh đường ruột, bạn tán nhuyễn Sulfa Guanidin rồi để khô và cho chúng ăn.

– Khi rắn bị bệnh nấm miệng thì cách tốt nhất là sử dụng thuốc Mycostatine theo đúng hướng dẫn sử dụng của nó.

Thu hoạch rắn

Theo cách nuôi truyền thống, bạn có thể thu hoạch rắn ri voi sau khoảng 6 tháng cho đến 1 năm. Rắn ri voi 6 tháng tuổi cần có trọng lượng 500g/con trở lên mới gọi là đạt. Trong quá trình thu hoạch, bạn nên để lại rắn cái để gây giống và tiếp tục nuôi trồng trong vụ sau nhé.

Cách nuôi rắn ri voi tại nhà đơn giản cho năng suất cao - cach nuoi ran ri voi nang suat cao 6 501x335 jpg

Thu hoạch rắn ri voi sau từ 6 tháng đến 1 năm

Với cách nuôi rắn ri voi đơn giản trên đây, các hộ gia đình có thể thực hiện mô hình nuôi trồng trên diện rộng để nâng cao năng suất và lợi nhuận cho mình.

Một vài kinh nghiệp nuôi rắn ri voi

Có 2 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt khi nuôi rắn ri voi:

Thứ nhất, bà con chưa nắm được chính xác kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc rắn ri voi con chưa đúng cách, xây hồ không đúng tiêu chuẩn, cách bố trí các vật dụng trong hồ để tạo môi trường cho rắn sinh trưởng chưa phù hợp.

Thứ hai, chọn nguồn rắn giống không đạt chất lượng. Bà con phải hết sức lưu ý,  nuôi rắn thương phẩm (rắn thịt) hoàn toàn khác với nuôi rắn để giống. Nếu nuôi rắn thương phẩm có thể nuôi trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nuôi rắn giống thì điều kiện khắt khe hơn nhiều, chẳng hạn như: hồ nuôi phải rộng, đầy đủ ánh sáng và gần giống với điều kiện tự nhiên. Rắn mẹ phải cho ăn đầy đủ (có ý kiến cho rằng rắn mẹ khi mang thai không nên cho ăn nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng sức khoẻ rắn mẹ, theo tôi quan điểm này hoàn toàn sai; có ăn đầy đủ thì rắn con sinh ra mới khoẻ mạnh, thích nghi với điều kiện môi trường (đặc biệt khi thời tiết thay đổi như mưa nhiều) và sinh trưởng tốt.

Xin có vài lời khuyên với bà con nuôi rắn:

Nghiên cứu kỹ thuật trước khi nuôi, bà con có thể nghiên cứu các tài liệu tin cậy (lưu ý không nên hoàn toàn tin tưởng vào các tài liệu, chủ yếu đọc để tích luỹ kinh nghiệm), tốt hơn hết là bà con đến các trại rắn lớn có uy tín để tham khảo kỹ thuật.

Chọn rắn giống có chất lượng, bà con không nên mua rắn giống không rõ nguồn gốc. Trước khi mua cần phải xem trại giống, xem nơi nuôi rắn bố mẹ có đạt tiêu chuẩn không. Rắn bố mẹ nuôi trong môi trường đạt chất lượng thì rắn con mới thật sự tốt.

Rắn con mới sinh ra có khả năng ăn mồi rất sớm, tuy nhiên nên chọn mua rắn sau khi sinh 1 tuần và đã cho ăn mồi ít nhất 1 lần. Nếu các trại giống có hỗ trợ nuôi cho khách hàng 1 tháng thì càng tốt (giá sẽ cao hơn).

Trên đây là vài kinh nghiệm tôi muốn chia sẻ với bà con để mọi người tham khảo thêm nhằm giúp bà con nuôi rắn đạt kết quả cao. Bà con cần tham khảo kỹ thuật hoặc muốn trực tiếp đến xem trại giống, xin liên hệ số điện thoại: 0919.579.357./.

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Cách nuôi rắn ri voi tại nhà đơn giản cho năng suất cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *