Kinh nghiệm trồng bí xanh và cà chua trong vụ đông sớm

Vụ đông 2015, nông dân xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, Hải Dương đã gặt hái được thành quả như mong đợi.

Bí xanh thu lãi khoảng 18-20 triệu đồng/sào, cà chua lãi từ 15-17 triệu đồng/sào.

Lãi cao như vậy là do có sản phẩm bí xanh bán với giá từ 12-13 nghìn đồng/kg kéo dài cả tháng. Trong nhiều năm liền, nông dân nơi đây đã bố trí thời vụ, chọn giống cây trồng, canh tác hợp lý… Xin chia sẻ một vài kinh nghiệm.

– Chọn thời vụ và giống: Do nắm bắt được khí hậu những năm gần đây (mùa đông ấm) bà con xác định phải SX rau giáp vụ mới có giá bán cao lại thích nghi thời tiết ấm. Vì vậy 2 cây trồng chủ lực ở nhiều vụ đông sớm được lựa chọn là bí xanh và cà chua chịu nhiệt.

Giống bí xanh được trồng là bí đao chanh lai F1 VR6 nhãn hiệu Én vàng. Đây là giống có nhiều ưu điểm nổi bật như cho năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, ưa thâm canh và chất lượng quả làm rau cao. Cà chua trồng ở vụ đông sớm đều là các giống lai chịu nhiệt.

– Tác động kỹ thuật: SX rau màu vụ đông sớm là rất khó khăn vì thời tiết không ưu tiên, nhiều dịch hại… Do đó bà con đã luôn tìm tòi học hỏi kỹ thuật và đúc rút nhiều kinh nghiệm hay. Trước tiên là bố trí các khu ruộng thích hợp và quy vùng tập trung để SX. Chủ động tiếp nhận các chương trình, dự án của Nhà nước như áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ, tham gia trình diễn các giống rau màu… Chủ động liên hệ với các cơ quan chuyên môn về tư vấn kỹ thuật để tác động kịp thời.

Kinh nghiệm trồng bí xanh và cà chua trong vụ đông sớm - trong bi xanh ngoai ruong 640x427

Trồng bí xanh vụ đông sớm ngoài ruộng

Ông Vũ Thành Nho, Chủ nhiệm HTXNN Quốc Tuấn cho biết: Các cán bộ chỉ đạo SX ở xã đều trồng rau màu nên họ rất sát sao ruộng đồng, chỉ đạo nông dân kịp thời. HTX luôn chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng để được tiếp nhận các chương trình, dự án, giúp nông dân ngày càng tiến bộ, say sưa SX.

Bà con nơi đây giữ được cây trồng sống sau thiên tai và cho năng suất cao như vậy là cả một “nghệ thuật”. Từ cách xử lý đất trồng, lên luống cao, bố trí mật độ đến tưới nước, bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Tất cả các khâu đó đều phải được “lập trình” trước rồi thường xuyên “vận hành”, túc trực mới có ngày hái quả.

Ông Nho khoe, từ khi nông dân sử dụng các chế phẩm phân bón, thuốc BVTV sinh học thì ruộng đồng thay đổi hẳn. Ví như chế phẩm vi sinh hiệu Bồ Đề đã được họ tin tưởng và sử dụng nhiều năm nay. Nó không chỉ làm cho cây trồng ít bệnh, chống được úng mà đất trồng trở nên tơi xốp.

Trồng 1 sào bí lãi 20 triệu đồng chỉ sau 2,5 tháng thì ai cũng muốn nhưng để thành hiện thực thì người trồng cần phải cần mẫn như nông dân nơi đây. Xã Quốc Tuấn, một vùng quê khởi sắc nhờ nghề trồng rau trái vụ.

Xuống ruộng đồng tận mắt chứng kiến mới thấy được nông dân chịu khó, tỉ mỉ và thành thạo đến mức nào. Nhiều người thổ lộ, ra ruộng nhìn bí xanh cứ lúc nhúc như lợn con nằm trên giàn mà chẳng muốn về, chỉ muốn nhìn ngắm và chăm chút chúng bởi nó là miếng cơm manh áo!

Kinh nghiệm trồng bí xanh và cà chua trong vụ đông sớm - 567a430f0dddb 640x431

Nông dân chăm sóc cây cà chua vụ đông sớm

Cây cà chua cho năng suất cao

Đối với cây cà chua cũng vậy, ngày nào nông dân cũng tưới nước, tỉa nhánh chăm cây như chăm con. Do đó đầu vụ đông sớm, trong khi rất nhiều diện tích rau màu nơi khác bị chết úng, thậm chí xóa sổ nhưng cà chua, bí xanh vẫn trụ vững trên đồng ruộng và cho thu hoạch với năng suất, giá bán cao.

Nông dân Nguyễn Huy Đạt là người nổi tiếng về thâm canh rau màu trái vụ cho biết, cà chua, bí xanh trong nhiều vụ qua vẫn là cây chủ lực của địa phương vì cho hiệu quả kinh tế khá cao. Nơi đây lại có bề dày kinh nghiệm chăm sóc, thị trường tiêu thụ những lúc áp vụ rất dễ dàng vì sản phẩm sớm rất hiếm, chỉ lo không có hàng để bán mà thôi!

Ông bộc bạch thêm: “Làm nông nghiệp bây giờ muốn có lãi, muốn làm giàu thì phải có trí tuệ, không nhụt chí… phải SX được hàng trong lúc khan hiếm”.

Nguồn: sưu tầm

Thảo luận cho bài: Kinh nghiệm trồng bí xanh và cà chua trong vụ đông sớm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *