Kỹ thuật nuôi chim sáo

Để nắm bắt được kỹ thuật nuôi chim sáo bà con tìm hiểu về các loài chim sáo ở Việt Nam.

Chim sáo là giống rất phổ biến ở Việt Nam, chúng là loại có ở bất cứ nơi nào có ruộng đồng thì nơi đó có chim sáo, nơi nào có trâu bò gặm cỏ là nơi đó có vài con sáo đậu trên lưng trâu bò.

Chim sáo loài chim rất dạn chúng thường suất hiện ở những nơi ruộng đồng mới cày sới để bắt con giun, con dế, kể cả có người chúng cũng không sợ.

Nuôi chim sáo là thú vui của nhiều người, thích nhất là khi chúng bập bẹ nói theo chúng ta đôi ba câu, như những đứa trẻ mới tập nói. Nhưng để nuôi được một con chim sáo hót hay nói giỏi thì người nuôi cần nắm được những đặc tính của loài sáo. Và nắm bắt cơ bản về kỹ thuật nuôi; Nay kỹ thuật nhà nông xin giới thiệu tới bà con bài viết về kỹ thuật nuôi chim sáo.

Kỹ thuật nuôi chim sáo - ky thuat nuoi chim sao 640x485

Đôi nét về chim sáo: Chim sáo có thân hình nhỏ hơn chim cưỡng và có nhiều loại; Sáo sành, sáo nghệ, sáo trâu, sáo sậu, sáo bông… nhưng chỉ có 2 loại sáo sậu và sáo trâu là bắt chiếc được tiếng người thôi.

Đặc điểm của sáo sậu hay gọi là sáo nâu: Có bộ long xấy xí y như bộ áo của thầy tu, chân và mỏ màu vàng, gián cánh, chót cánh và phần trên đuôi màu đen lợ, bụng màu vàng nâu. Mí mắt có một vành da mỏng màu vàng; Chim trống thì miến da vàng ở đuôi mắt dày ra, chim sáo cái thì miếng da ngắn lại giống như chim cưỡng.

Đặc điểm của sáo trâu hay gọi là sáo đen: Thân mình dài hơn sáo sậu, mỏ và chân màu vàng toàn thân long màu đen, trên đầu có lông dựng đứng trông rất đẹp.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim sáo

Cách chăm sóc:

  • Thức ăn cho chim: Thường là cào cào, sâu bọ, dế, cơm gạo..nếu nuôi
    trong lồng thì ta cho ăn chuối, cơm, thức ăn dành riêng cho chim hay bột đậu phộng trộn trứng.
  • Lồng nhốt chim : Thường dùng loại lồng bằng tre , bằng mây hay bằng kim loại, chim sáo rất hiền và ít phá chuồng nó thích đứng yên tại chỗ, nhưng nó thường dùng mỏ cạy cửa vì vậy lên bà con hãy dùng kẽm cột cửa lồng cẩn thận để chúng không cạy cửa bay đi mất ( đừng để chim sáo sổ lồng…sáo bay xa…nhé )
  • Sáo thích ăn no tắm mát, thỉnh thoảng bỏ nước vào cho sáo tắm và mang ra ngoài phơi nắng; nếu nuôi chim con thì mau dạn người và mau nói. Khoảng 6 tháng tuổi là chim sáo biết nói gió líu lo rồi, và chừng một năm là biết nói rồi. Tuy nói không sõi bằng chim nhồng, cũng thua cả chim cưỡng, nhưng giọng thì rõ ràng dễ nghe và hót hay mình thích nghe nó hót nhất. Nhưng biệt tài của chim sáo là giữ nhà rất giỏi, không cần tập nhưng bản năng nó tự có.

Khi chim sáo đã quen nơi ăn chốn ở rồi ta thường thả cho nó sống từ do chúng sẽ tự kiếm ăn từ trong nhà ra ngoài vườn.

Dạy chim sáo nói :

  • Đến giai đoạn tập nói bạn nên đưa sáo vào khu vực yên tĩnh ( tốt nhất là góc vườn) dùng một miếng vải đen che nồng lại hàng ngày đến bữa ăn thì tháo tấm vải ra và tập nói cho sáo khoảng 30 phút rồi mới cho ăn ( ban đầu tập cho sáo nói những câu đơn giản như: xin chào, có khách…rồi sau đó mới nói những câu phức tạp ). Khi sáo ăn xong thì đạy vải che lại, lần sau lại làm như vậy, tập cho sáo nói từng câu một khi đã nói được câu này rồi mới dậy câu khác.
  • Giai đoạn lột lưỡi: Lột lưỡi chim sáo là bóc bỏ lớp sừng cứng đệm phía dưới lưỡi của sáo, lột như vậy để lưỡi chim mềm hơn, dễ phát âm hơn. Khi banh mỏ con chim ra bạn sẽ thấy phần mặt trên lưỡi rất bình thường, đầu lưỡi cú nhô ra một mẩu sừng nhọn trông như móng tay vậy. Lớp sừng cứng nằm phía mặt dưới lưỡi của con chim, bạn sẽ lột bỏ nó đi.

Cách lột lưỡi :

  • Phải có 2 người, một người giữ chim rồi banh mỏ ra
  • Một người lấy dấm hoặc nước cốt chanh tươi bôi vào lưỡi, một lúc là chóp lưỡi mềm ra. Lấy móng tay khều nhẹ là ra, có một chút ở đầu lưỡi thôi làm nhẹ nhàng dừng làm manh tay là chết chim đấy.
  • Tập nói thì phải kiên trì, ngày nào cũng vậy vào một giờ nhất định chỉ cho học một câu ngắn thôi.

Chú Ý :  Lột lưỡi thì cạy bỏ da dưới lưỡi có thể làm chim nói dễ hơn, rõ hơn, mặc dù không lột chim cung biết nói nhưng khó hơn. Nếu lột lưỡi hãy nhẹ nhàng và cẩn thận, vì chim sáo là loài nhớ dai, bạn làm nó đau một lần nó sẽ sợ tới già và không nghe bạn nói nữa đâu.

Nguồn: sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

  • chim sao
  • chim sao an gi
  • cách nuôi chim sáo
  • thức ăn của chim sáo
  • thức ăn cho chim sáo
  • cách nuôi sáo
  • nuoi chim sao
  • chim sao nau
  • chim sao den
  • thuc an cho sao

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật nuôi chim sáo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *