Site icon Nuoitrong123

Kỹ thuật nuôi heo rừng đạt hiệu quả cao

Hiện nay ở tỉnh ta có nhiều hộ trang trại chăn nuôi lợn rừng quy mô vừa và nhỏ, điển hình có trang trại của bà Nhị ở phường Chiềng Sinh thành phố Sơn La và trang trại của Công ty giống vật nuôi Tây Bắc tại tiểu khu Chiềng Đi thị trấn Mộc Châu (người dân ở đây thường gọi là trang trại lợn rừng anh Tuấn).

 

Cùng với xu hướng phát triển chăn nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao, lợn lai kinh tế thì phát triển chăn nuôi lợn rừng, lợn bản đang là xu hướng phát triển của các hộ trang trại và xu hướng tiêu dùng của thị trường hiện nay, giá lợn rừng tương đối cao, sức tiêu thụ mạnh, nhưng việc chăn nuôi đang dừng lại ở kinh nghiệm. Để giúp hộ chăn nuôi nắm được những kỹ thuật cơ bản, năm 2009, Hội đồng khoa học của tỉnh đã nghiệm thu đề tài Phát triển chăn nuôi lợn rừng và cho phép phổ biến quy trình chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La; Bản tin khuyến nông xin giới thiệu kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng như sau:

1. Con giống:

– Lợn rừng có mầu lông hung, chân lông mọc từ 2-3 lông, sọc dưa (lúc lợn con đến lợn choai, khi lớn có mầu lông đen), đen; Lợn có mõm hơi dài hơn lợn địa phương của Sơn La, bụng thon hơn lợn bản và lợn ỉ, lợn có 12 vú.

– Chọn mua con giống cần chọn con điển hình về giống, nhanh nhẹn lưng thẳng bụng thon gọn, chân đi vững chắc, nếu chọn con cái về gây giống cần chú ý bầu vú có 12 vú đều nhau, chọn con đực về gây giống cần chọn con có dịch hoàn phát triển cân đối, có tính hăng, cần chú ý không chọn con cùng huyết thống với con cái để phối giống trực tiếp, tránh đồng huyết.

2. Chuồng trại:

– Nên chọn khu đất rộng nhiều cây cối (trang trại bà Nhị ở phường Chiềng Sinh) làm chuồng và sân chơi dưới tán vườn nhãn), trang trại anh Tuấn làm dưới tán mận của tiểu khu Chiềng Đi huyện Mộc Châu.

– Vị trí dự định chọn làm chuồng cần cao ráo, dễ thoát nước, ở trung tâm khu trang trại, xung quanh là sân chơi cần rộng cho chúng vận động, tắm nắng và để máng ăn, máng uống nước ngoài sân (để ở một khu theo quy định của chủ nuôi); Có lưới thép để phân đàn lợn theo lứa tuổi và sự đồng đều, tránh cho chúng cắn nhau.
– Vật liệu làm chuồng bằng tre, gỗ bìa bắp đơn giản, chuồng chủ yếu để cho chúng ngủ buổi tối, cho lợn mẹ chửa kỳ cuối và đang nuôi con; Chuồng gồm mái fibrô, nền cứng, thưng tre hoặc gỗ bìa bắp, trong chuồng có ổ ấm bằng rơm, cỏ khô…

3. Thức ăn

– Thức ăn thô xanh gồm cây chuối, thân cây ngô, rau các loại (kể cả rau dướng, rau tàu bay …), quả su su, đu đủ …

– Thức ăn tinh gồm cám gạo, bột ngô, sắn, khoai ..
– Thức ăn bổ sung đạm gồm đậu đỗ các loại (đậu tương, đậu thiều, đậu nho nhe ..), cá khô, bà mắm…
– Thức ăn bổ sung khác gồm bột Premix khoáng, vitamin …
a) Yêu cầu nguyên liệu
Nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng: Không bị ẩm mốc, sâu, mọt, hấp hơi, có mùi là và không bị vón cục. Một số nguyên liệu cần được sơ chế trước để lợn dễ tiêu hoá (như đậu tương cần rang chín, vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng trước khi nghiền …). Các loại nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn cần phải nghiền nhỏ. Khối lượng nguyên liệu phối trộn cần phải căn cứ vào số lượng lợn và mức ăn để trộn vừa đủ lượng thức ăn cho khoảng 5 – 7 ngày rồi lại trộn tiếp, tránh để lâu dễ phát sinh ẩm mốc

b) Các công thức phối trộn thức ăn

Tuỳ điều kiện chăn nuôi của hộ và loại nguyên liệu sẵn có của địa phương để phối trộn thức ăn sao cho vừa cân đối dinh dưỡng lại vừa hạ giá thành sản phẩm lợn hơi xuất chuồng, sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số công thức để hộ chăn nuôi tham khảo:

Nguyên liệu
(Kg)
Tỷ lệ phối trộn theo khối lượng lợn
(Tính cho 100 kg thức ăn)
10 – 30 kg
31 – 60 kg
61 kg trở lên
CT1
CT2
CT3
CT1
CT2
CT3
CT1
CT2
Bột ngô
33
23,5
42,5
28
44
31,5
26,8
45
Bột sắn
10
8
10
16
21
10
Tấm
33
27
18
10
17
5
15
Cám gạo
5
8
24
15
23
25
9,5
Bột đậu tương
13
17
18
25,5
13,5
27
17
12
Khô dầu lạc
9
7
5,5
3
4
Cá khô hoặc bột cá
4,5
5
5
3
2,5
Bột xương
1
1
1
1
1,5
1,5
Bột vỏ sò
1
1
2
1,7
Muối ăn
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Giá trị dinh dưỡng
NLTĐ (Kcalo/kg)
3065
3068
3100
2986
2985
2985
2950
2996
Đạm thô (%)
17,9
18,0
18,0
16,1
16,1
16,0
14,0
14,1
Giới hạn tỷ lệ tối đa các loại nguyên liệu sử dụng trong phối chế khẩu phần ăn cho lợn:
Nguyên liệu
Tỷ lệ tối đa (%)
Nguyên liệu
Tỷ lệ tối đa (%)
Bột ngô
60
Khô đậu tương
20
Gạo, tấm
25
Đậu tương
25
Cám gạo
30
Khô dầu lạc
10
Bột sắn
25
Cá khô
10
Cách phối trộn thức ăn:
Đổ dàn đều các loại nguyên liệu đã nghiền ra nền nhà khô, sạch hoặc gạch lát theo thứ tự: Loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau; Đối với loại nguyên liệu có khối lượng ít như khoáng, vitamin phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám gạo để tăng khối lượng sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác để đảm bảo độ đồng đều. Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều, sau đó đóng thức ăn vào bao nilon, bên ngoài bao nilon là bao tải, buộc kín lại. Đặt bao thức ăn lên giá, không để vào chổ quá kín hoặc nơi ẩm ướt. Sau khi lấy cám ra cho lợn ăn cần buộc kín phần còn lại tránh ẩm, mốc. Chú ý chống chuột cán rách bao cám.

4. Chăm sóc nuôi dưỡng

– Hàng ngày quan sát đàn lợn để phát hiện dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời như dấu hiệu bệnh, động dục …

– Cho lợn ăn từ 2 – 3 bữa/ngày.
– Cho lợn uống nước sạch tự do.

5. Phòng trị dịch bệnh

Tuy lợn rừng có sức đề kháng cao nhưng chúng vẫn mắc các bệnh như lợn lai, lợn bản hoặc lợn có tỷ lệ nạc cao, người chăn nuôi cần định kỳ tiêm phòng các bệnh như Lở mồm long móng, dịch tả lợn, tụ huyết trùng ..; Định kỳ 4 – 6 tháng tẩy trừ giun sán ký sinh, trị ghẻ, rận rệp … theo quy định của cơ quan thú y.

Nguồn: kithuatnuoitrong.com

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục

Exit mobile version