Nội dung chính
Mùa mưa cần che phủ đất bằng rơm hoặc nilon để hạn chế cỏ dại và tránh đất cát bám lên cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh. Không trồng liên tục cùng một loại cải trên cùng một chân đất.
Xử lý giống
– Nếu vào mùa khô nên sử dụng các giống nhập của Trung Quốc và Thái Lan, mùa mưa nên dùng giống TG1.
– Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Rovral, Aliette hoặc Benlat C (5g cho 100 hạt giống); gieo qua liếp ươm: 20g hạt giống đủ trồng cho 100m2, tuổi cây con 18-19 ngày. Có thể gieo hạt giống trực tiếp rồi tỉa dần: 40g cho 100m2 nếu gieo theo hàng, 60g hạt cho 100m2 nếu gieo vãi. Gieo xong phủ một lớp đất mỏng đã trộn phân chuồng hoai, trên cùng phủ một lớp rơm mỏng. Mùa khô cần tưới đủ ẩm. Trước khi nhổ cần tưới ướt bằng phân DAP pha loãng 30g/10 lít nước.
Thời vụ
Hai giống cải có thể trồng quanh năm, nhưng trồng vào mùa khô cho năng suất cao hơn. Nếu trồng vào tháng 12, tháng 1 cần theo dõi chặt chẽ sâu hại để phòng trừ kịp thời. Mùa mưa làm giàn che để bảo vệ cây, tránh để giập lá.
Kỹ thuật trồng
– Chuẩn bị đất: Có thể trồng cải ngọt, cải xanh trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là được tưới tiêu tốt. Đất cần được phơi ải 8-10 ngày trước khi lên liếp.
Lên liếp rộng 0,8-1m, cao 10- 15cm, mùa mưa lên liếp cao hơn khoảng 20cm. Xử lý đất trước khi gieo trồng bằng cách bón vôi bột 5-6kg hoặc 100g Vimoca cho 100m2 để phòng trừ tuyến trùng.
Mùa mưa cần che phủ đất bằng rơm hoặc nilon để hạn chế cỏ dại và tránh đất cát bám lên cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh. Không trồng liên tục cùng một loại cải trên cùng một chân đất.
– Khoảng cách trồng: Tuỳ theo mùa vụ và giống có thể trồng khoảng cách 15x15cm hoặc 15x20cm.
– Bón phân: Bón lót phân chuồng hoai mục 1,3-1,5 tấn, super lân 14-15kg, bánh dầu 30kg hoặc mật sừng; bón thúc lần 1 phân ure hoà nước tưới khi cây hồi xanh, khoảng 7-8 ngày, bón thúc lần 2 và 3 cách nhau 5-6 ngày, 5-6kg/lần (30-40g/lít nước), cũng có thể dùng phân bón lá khoảng 2-3 lần song phải giảm bớt số lượng phân ure. Thúc lần 2 nên kết hợp bón hỗn hợp 50-60kg bánh dầu với 2,5kg kali. Nếu bón NPK hoặc DAP phải tính lượng đạm, lân, kali cho phù hợp.
Phòng trừ sâu bệnh
Cải ngọt thường bị một số sâu bệnh như: bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh ruồi đục lá, bệnh thối nhũn vi khuẩn, bệnh chết cây con…
– Trừ bọ nhảy: Có thể sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bọ nhảy như vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, che phủ bạt nilon, luân canh với cây trồng khác họ cải…
Dùng chế phẩm nấm Ma có hiệu quả cao, có thể dùng các loại thuốc Hopsan, Polytrin.
– Trừ sâu khoang: Có thể trừ bằng các loại thuốc có nguồn gốc Pyrethroid như Sherpa, Polytrin P; hoặc dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT hoặc thảo mộc: Rotenone, Neem.
– Trừ sâu tơ: Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc BT như Delfin Dipel, Aztron, Biocin… hoặc dùng các thuốc có gốc Abamectin, gốc Pyrethroid… và nên dùng luân phiên các loại thuốc.
– Trừ ruồi đục lá: Có thể dùng thuốc Ofunak, Scout…
– Trừ bệnh: Với bệnh chết cây con, thối bẹ dùng Moceren, Ridonmyl MZ; với bệnh thối nhũn dùng các loại thuốc như Kasuran, Kanamin…
Lưu ý: Khi dùng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và giữ đúng thời gian cách ly.
Nguồn: sưu tầm