Kỹ thuật ương cá chẽm (cá vược) giống

Cá chẽm là đối tượng nuôi có nhiều đặc điểm ưu việt, sinh trưởng nhanh, rộng muối, rộng nhiệt, phổ thức ăn rộng. Cá chẽm có thể sống trong nhiều loại thuỷ vực nước lợ như đầm phá, ao hồ và sông suối.

Kỹ thuật ương cá chẽm (cá vược) giống - 56a46bb33ba1cNăm 2007, 2008, 2009 Trung tâm Khuyến ngư Thừa Thiên Huế đã thực hiện thành công mô hình nuôi thử nghiệm cá chẽm thương phẩm bằng lồng nước lợ tại xã Hải Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có nhiều hộ nuôi cá chẽm bằng ao đất, bằng lồng riêng xã Hải Dương đã phát triển thêm 140 lồng nuôi cá chẽm thương phẩm.

Để nâng cao hiệu quả nuôi; bằng cách thả cá giống lớn (8-12 cm/con); giảm giá thành con giống; giảm tỷ lệ hao hụt, tránh tình trạng thả trực tiếp giống cá nhỏ (3cm/con), tỷ lệ chết cao (trên 60%). Chúng tôi xin hướng dẫn một số biện pháp ương cá chẽm giống:

1. Ương cá chẽm ở ao đất:

Thiết kế ao ương:

– Ao ương có kích thước 1.000 – 2.000m2.

– Ao nên có cống cấp và cống thoát nước riêng.

– Đáy ao bằng phẳng hơi nghiên về phía cống thoát nước.

– Mức nước trong ao đẩm bảo từ 0,6-1m.

Chuẩn bị ao ương:

– Tháo cạn nước, nạo vét bùn đáy ao, diệt tạp.

– Bón % lượng vôi cần bón, cày lật bón % lượng vôi còn lại (vôi cải tạo nên dùng vôi nung Cao hoặc Ca(OH)2 liều lượng bón tuỳ theo pH đất đáy ao) phơi đáy ao từ 7- 10ngày.

– Lấy nước vào qua lưới lọc mức nước khoảng 0,6m.

– Bón phân chuồng đã ủ hoai hay phân hữu cơ gây màu nước sau đó nâng mức nước lên từ từ để phiêu sinh vật phát triển.

Chọn và thả giống:

– Cá phải khoẻ mạnh, phải được mua ở trại uy tín, đồng đều kích cở, bơi lội hoạt bát nhìn bề ngoài có màu sắc sáng đẹp.

– Mật độ giống thả: Tuỳ theo điều kiện ao ương, khả năng đầu tư và trình độ, kinh nghiệm của người nuôi để xác định mật độ thả cho phù hợp. Có thể thả từ 30- 40con/m2

– Phương pháp thả giống: Nên thả cá vào

lúc sáng sớm hay chiều mát. Không nên thả lúc trời mưa hoặc có gió mùa đông bắc. Trước khi thả nên ngâm các túi đựng cá trong ao ương khoảng 20-30 phút để cân bằng nhiệt độ, sau đó cho nước ao vào bao cá từ từ để nước trong ao hoà cùng nước trong bao thì thả cá ra thời gian thả có thể kéo dài 30- 60 phút.

Chăm sóc và quản lý ao:

– Trong tự nhiên cá chẽm thích ăn mồi sống nhưng ta cũng có thể tập cho cá ăn mồi chết, khi cho ăn nên dẫn dụ cá bằng những tiếng động , thời gian và vị trí cho ăn nên cố định, cá chẽm không bao giờ ăn thức ăn đã chìm dưới đáy ao vì vậy nên cho cá ăn từ từ đến khi ăn no và khi cá lội đi thì ngừng cho ăn. Trong những ngày đầu nên cho ăn từ 6-7 lần/ngày để cá quen dần với mồi chết, khi cá thích nghi rồi thì giảm dần số lần cho ăn lại.

– Thức ăn cho cá là cá mối, mực và các loại cá tạp xay nhuyễn, trong tuần đầu nên cho cá ăn với tỉ lệ 50% trọng lượng cá, tuần thứ 2 giảm còn 30%, tuần thứ 3 còn 20%, khi cá đạt 8-10cm thì chỉ cho ăn 5%. Việc cho ăn cần thực hiện đúng liều lượng nếu không sẽ làm ô nhiễm môi trường nước nuôi và lãng phí thức ăn, trong tuần lễ đầu cho cá ăn nhiều lần trong ngày sau đó giảm dần còn 2lần/ngày khi đến tuần thứ 3, tỷ lệ sống và sự tăng tưởng của cá tuỳ thuộc vào thức ăn.

– Khoảng 2-3 ngày nên thay 30% nước để tránh nước ao bị nhiểm bẩn do phân cá và thức ăn dư thừa phân huỷ.

– Thời gian ương khoảng 40-45 ngày thì cá có thể đạt kích cở cá giống 8-10cm, lúc đó cá coathể chuyển xuống ao hoặc lồng để nuôi thương phẩm.

2. Ương cá chẽm bằng lồng:

Uơng cá chẽm bằng lồng có nhiều tiện lợi là nước luân chuyển chảy tự nhiên, môi trường sạch có nhiều oxy cá khoẻ, lớn nhanh, dễ thực hiện, công chăm sóc ít và vốn đầu tư thấp.

Kết cấu lồng ương cá chẽm:

-Lồng có hình dạng vuông hoặc chữ nhật thể tích 4-10 m3

-Lồng ương cá chẽm được làm bằng lưới ni lông mắc lưới cở 1mm, thay đổi tuỳ theo cở cá.

-Lồng được đặt ở nơi có chêch lệch thuỷ triều thấp trên dưới 1m.

-Lồng được đặt cố định và được giữ cố định bằng các cọc tre hoặc đượcgiữ nỗi bằng thùng xốp, thùng nhựa.

Quản lý lồng:

– Thả cá với mật độ khoảng 50-60 con/m2

– Cách thả và cho cá ăn như ở ao đất.

– Nên dành một số lồng trống để sử dụng khi cần chuyển cá, phân loại và điều chỉnh mật độ nuôi.

– Do lồng cá luôn bị ngập trong nước nên lồng có thể bị phá bởi các động vật thuỷ sinh như cua, rái cá vì vậy cần thường xuyên theo dõi lồng cá để phát hiện kịp thời khi lồng lưới bị hư, rách phải lập tức sửa chữa hoặc thay lồng.

– Hàng ngày nên vệ sinh lồng bằng cách lấy bàn chải đánh lồng 1 lần giúp nước lưu thông dễ dàng.

– Sau khi cá giống đạt kích cở 8-10cm là chuyển vào ao nuôi thịt. Trong thời gian ương khoảng 5-7 ngày nên phân loại theo kích cở cá một lần tránh cá ăn lẫn nhau.

– Tuỳ theo vùng nuôi cá thịt là ngọt hay lợ mà người nuôi phải có sự chuẩn bị thuần hoá cá giống trước khi thả nuôi, nên thuần hoá thích nghi với môi trường nuôi ở cá cỡ lớn trên 6cm, tốt nhất là cở 8-10cm

Nguồn: nghenong.com

Thảo luận cho bài: Kỹ thuật ương cá chẽm (cá vược) giống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *