Mô hình nuôi Artemia

Artemia là loại giáp xác có kích thước nhỏ, phát triển tốt trong môi trường nước mặn, do có nhiều chất dinh dưỡng nên được sử dụng làm thức ăn cho tôm sú giống.

Toàn tỉnh Bạc Liêu có tổng diện tích nuôi Artemia 250 ha, đến nay đã thu hoạch 205 ha, sản lượng trứng đạt 5.787 kg. Lợi nhuận từ nuôi Artemia trung bình 50 – 80 triệu đồng/ha, khá cao so với nuôi các loài thủy sản khác.

Mô hình nuôi Artemia - 56ea621c53156

Theo kế hoạch, những năm tới, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu sẽ tiếp tục khuyến khích nông dân phát triển nuôi Artemia, nhất là những nơi nuôi tôm thường gặp rủi ro. Bởi, ngoài việc cho lợi nhuận cao, Artemia rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Bạc Liêu nên phát triển tốt và cho nhiều trứng. Nuôi Artemia trên ruộng muối được nhiều nông dân nhận định dễchăm sóc, có thị trường tiêu thụ ổn định.

Mô hình nuôi Artemia - 1 jpg

Nhiều hộ ở Bạc Liêu thoát nghèo nhờ Artemia – Ảnh: Phan Thanh Cường

Artemia là loại giáp xác có kích thước nhỏ, phát triển tốt trong môi trường nước mặn, do có nhiều chất dinh dưỡng nên được sử dụng làm thức ăn cho tôm sú giống.

Artemia ăn mùn bã hữu cơ, tảo và vi khuẩn. Sau 10 – 15 ngày, chúng trưởng thành và sinh sản. Artemia giai đoạn ấu trùng mới nở (dài 400-500 µm) có màu vàng cam, có một mắt màu đỏ ở phần đầu. Ấu trùng trải qua 15 lần lột xác trước khi trưởng thành (dài 10-12 mm, có hai mắt kép, râu cảm giác và 11 đôi chân ngực…).

Trong số những nguồn thức ăn tươi sống sử dụng trong ngành chăn nuôi thuỷ sản, ấu trùng artemia được sử dụng rộng rãi nhất. Đây là loại thức ăn giàu dinh dưỡng, nhiều đạm và acid béo không bão hòa. Trứng artemia là thức ăn cá bột, tôm con, cá cảnh; còn artemia là thức ăn cho cua, ốc hương…

Nguồn: Sưu tầm

Thảo luận cho bài: Mô hình nuôi Artemia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *