Mô hình tằm tự đan tơ

Nghề nuôi tằm, ươm kén được duy trì lâu đời ở xã Diễn Kim (Diễn Châu – Nghệ An). Điều đặc biệt, ở làng nghề truyền thống này xuất hiện mô hình “Nuôi tằm thông minh” – Bằng việc cho tằm trực tiếp đan tơ trên khuôn để cho sản phẩm là những tấm thảm tơ xuất khẩu mang lại lợi nhuận gấp đôi so với sản phẩm tơ ươm truyền thống.

Mô hình tằm tự đan tơ - mo hinh tam tu dan to 640x427Nuôi tằm ở Diễn Kim (Diễn Châu – Nghệ An). Hiện, làng nghề tằm tơ nơi đây có 140 hộ, tăng 40 hộ so với năm 2015.

Mô hình tằm tự đan tơ - mo hinh tam tu dan to 1 640x367

Nuôi tằm theo cách mới bằng việc cho tằm nhả tơ trên khuôn, đan thành thảm luôn. 1kg tơ ươm (nuôi tằm truyền thống) cho 500.000 đồng; trong lúc 1 kg thảm thô do tằm đan có giá là 800 – 900.000 đồng.

Mô hình tằm tự đan tơ - mo hinh tam tu dan to 2 640x426

Những tấm thảm do tằm tự đan theo khung trong quá trình nhả tơ. Một tấm thảm tơ kích thước 2,2m x 1,8m (gần 4m2 ) được đan từ 15 – 16kg tằm chín. Ông Nguyễn Văn Trường ở Diễn Kim là người đầu tiên triển khai mô hình này.

Mô hình tằm tự đan tơ - mo hinh tam tu dan to 3 640x389

Nhộng tằm sau khi đan tơ còn được bán cho người tiêu dùng làm món ăn.

Mô hình tằm tự đan tơ - mo hinh tam tu dan to 4 640x427

Hiện làng nghề này có 55 ha trồng dâu. Ông Phạm Xuân Bang – Chủ tịch UBND xã Diễn Kim cho biết mô hình nuôi tằm đan tơ tại Diễn Kim – Diễn Châu mang lại hiệu quả cao gần gấp đối so với phương pháp nuôi tằm ươm tơ truyền thống; Tiềm năng sản xuất theo mô hình tằm đan của Diễn Kim là rất lớn, nhất là lao động và nguồn nguyên liệu dâu. Tuy nhiên hiện tại địa phương còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, chưa quy hoạch được đất xây dựng mặt bằng, nhà xưởng cho các hộ nuôi của làng nghề nhân rộng mô hình tằm đan.

Trần Cảnh Yên (Diễn Châu)

Thảo luận cho bài: Mô hình tằm tự đan tơ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *